Home >> Kiến thức Y Dược >> Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa

Chăm sóc bệnh nhân ngoại khoa bị nhiễm khuẩn, yêu cầu Điều dưỡng viên cần lập kết hoạch chăm sóc theo đúng yêu cầu. Vậy trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cần lưu gì? 

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa là gì?

Nhận định tình trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trong phần nhận định tình trạng, Điều dưỡng viên cần lưu ý khai thác hỏi đáp suy luận như sau:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân hay không? (sốt, mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bân, li bì, vẻ mặt xanh tái, da vàng, măt vàng, mạch nhanh, huyết áp hạ…).
  • Tại chỗ vết thương có sưng, nóng, đỏ, đau không?

+ Vết thương sạch hay nhiễm bân?

+ Nguyên nhân gây nên vết thương là gì (vết thương hoả khí hay, dao…)?

+ Vết thương có nguy cơ nhiễm khuẩn do một số vi khuẩn kỵ khí (hoại thư, uốn ván…) và nhiễm khuẩn mủ xanh hay không?

  • Vết mổ cấp cứu hay mổ phiên?
  • Đối với vết mổ, người điều dưỡng phải thường xuyên xem vết mổ có xuất tiết dịch, có máu thấm băng không? Có sưng nề không?
  • Ân vết mổ có lõm không, có bùng nhùng không?

Một số vấn đề cần chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa

  • Nhiễm khuẩn vết mổ.
  • Nhiễm khuẩn mủ xanh.
  • Sốt cao.
  • Bệnh nhân bị nhiễm độc do nhiễm khuẩn.
  • Bệnh nhân tiểu tiện ít.
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn kỵ khí.

Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa

  • Nếu là nhiễm trùng vết mổ thì người điều dưỡng phải căt chỉ sớm, ngắt quãng, tách rộng 2 mép vết mổ để mủ thoát dễ dàng, cần thực hiện y lệnh sử dụng kháng sinh đầy đủ, tiến hành thay băng 2 – 3 lần/ngày nếu vết mổ thấm băng, kiểm tra và tìm nguyên nhân tại chỗ gây nhiễm trùng.

Thay băng vết mổ nhiễm trùng ngoại khoa

  • Khi nhiễm trùng mủ xanh: tại chỗ đăp dung dịch nitrat 0,5%, lactat bạc, dung dịch cloramin 0,1% hoặc dung dịch axit nhẹ (axit boric 0,1% hoặc sử dụng một số dung dịch 0,4%).
  • Khi bệnh nhân sốt cao (39 – 40oC), giảm sốt bằng nhiều phương pháp:
  • Chườm mát vùng trán, nách, bẹn.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Tắm nước ấm 32 – 350
  • Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm độc, mất nước cần bù dịch bằng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch, theo dõi sát mạch, huyết áp, nước tiểu hằng giờ, tình trạng thần kinh để kịp thời xử trí, báo cáo tình trạng bệnh nhân cho bác sỹ phụ trách điều trị.
  • Khi có nguy cơ nhiễm khuẩn kỵ khí cần tiêm phòng huyết thanh chống uốn ván SAT, theo dõi sát bệnh nhân, căt lọc, để hở vết thương, sử dụng kháng sinh theo y lệnh.
  • Biện pháp để phòng ngừa nhiễm khuẩn ngoại khoa trong bệnh viện + Cần làm tốt biện pháp sát khuẩn và vô khuẩn.

+ Khử khuẩn da khi mổ, sử dụng cồn etylic 700 và cồn iốt làm hạn ,chế nhiễm khuẩn sau mổ, khử khuẩn tay bằng iốt có thể diệt được 80-90% tổng số vi khuẩn có ban đầu. Sử dụng iốt vừa diệt được vi khuẩn vừa diệt được nấm.

+ Cần quản lý tốt một số trường hợp có mủ xanh, nhiễm khuẩn mủ xanh thường xuất hiện ở tuần lễ thứ hai sau mổ hoặc sau khi bị thương hoặc bị bỏng (nhất là một số trường hợp bị bỏng do vôi tôi).

+ Có khu quản lý riêng cho một số bệnh nhân mổ vô trùng và nhiễm trùng.

+ Dụng cụ và bàn tay của nhân viên phục vụ thường là vật trung gian truyền bệnh. Do đó cần làm tốt công tác vô khuẩn và tiệt khuẩn (rửa tay vô khuẩn…) trước khi tien hành làm thủ thuật để tránh gây nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện.

+ Khi thay băng, Điều dưỡng viên phải tuân thủ nguyên tắc thay băng:

Phải thay băng cho một số trường hợp mổ vô khuẩn, vết thương sạch thay băng trước, vết thương bẩn, nhiễm khuẩn thay băng sau. Mỗi bệnh nhân thay băng có bộ dụng cụ riêng sử dụng cho một người, không được sử dụng chung cho nhiều người.


Hình ảnh vết mổ khô, tốt, ổn định

+ Với vết thương phần mềm trong chiến tranh, hoặc trong thời bình do hoả khí đều không được khâu kín, đề phòng nhiễm khuẩn yếm khí. Chỉ khâu kín vết thương khi vết thương sạch, đến sớm trước 6 giờ và sau khi cắt lọc tốt, có điều kiện theo dõi sau mổ, sử dụng kháng sinh đầy đủ.

+ Phải làm vệ sinh kỹ bệnh nhân trước khi vào phòng mổ, phải thay toàn bộ bằng quần áo hấp vô khuẩn trước khi lên bàn mổ, người ta thấy rằng trước mổ càng nằm lâu trong bệnh viện bao nhiêu thì tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ càng lớn bấy nhiêu.

Cô Lâm Nhung – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Liên thông – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur lưu ý với các bạn sinh viên Điều dưỡng như sau: “Đối với trường hợp vùng nhiễm khuẩn ngày càng đau tăng, da bị rộp, xám loang lổ, để đề phòng bệnh nhân bị hoại thư, các bạn điều dưỡng viên cần theo dõi sát hằng giờ báo bác sỹ để xử trí kịp thời.”

+ Chế độ nghỉ ngơi: bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa nên hạn chế tối đa vận động vì khi vận động gây đau và sưng nề tăng.

+ Chế độ ăn: cần được ăn chế độ cao đạm, tăng cường vitamin để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống nhiễm trùng.

+ Khi nhiễm khuẩn nặng: sốt cao (39- 41oC), người điều dưỡng phải kiểm soát nghiêm ngặt lượng nước đưa vào và thải ra của bệnh nhân, theo dõi nước tiểu phát hiện tình trạng thiểu niệu, vô niệu, đồng thời bù đủ nước điện giải cho bệnh nhân qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch, sử dụng một số biện pháp giảm sốt nếu sốt cao (39- 41oC) như sử dụng thuốc hạ sốt hoặc chườm lạnh, tắm nước ấm. Trường hợp sốt nhẹ 37,5 – 38oC không cần sử dụng một số biện pháp giảm sốt.

Đánh giá kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa

 

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Chính quy 2020 – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur nhận định việc chăm sóc được coi là có kết quả khi kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn ngoại khoa đạt yêu cầu sau :

  • Nhiễm khuẩn vết mổ giảm: một số triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau giảm và hết dần.
  • vết bỏng lên tổ chức hạt tốt, đỏ, không phù nề, nhiễm khuẩn mủ xanh tại chỗ giảm (ít mủ) tiến tới khỏi hăn không còn mủ xanh.
  • Bệnh nhân sốt giảm dần và sau đó hết sốt, toàn trạng bệnh nhân tiến triển tốt, vết mổ liền sẹo tốt.
  • Bệnh nhân tỉnh táo, hơi thở không hôi, môi không khô, mạch huyết áp ổn định, bệnh nhân không bị thiểu niệu, vô niệu.

Nguồn: Kiến thức Y học Hà Nội tổng hợp từ bộ môn Điều dưỡng Cơ bản (trong chương trình đào tạo Cao điều dưỡng 2020)

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Sinh viên được học gì khi lựa chọn khối Cao đẳng Y Dược

Sinh viên tham gia vào khối Cao đẳng Y Dược sẽ được trang bị kiến …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *