Home >> Kiến thức Y Dược >> Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh thủng dạ dày – tá tràng

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh thủng dạ dày – tá tràng

Điều dưỡng chuyên khoa Ngoại tiêu hoá, khi gặp bệnh nhân bị thủng dạ dày tá tràng cần lập kế hoạch và có chế độ chăm sóc bệnh nhân như thế nào?

Thủng dạ dày tá tràng cần chăm sóc như thế nào?

Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng như thế nào?

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡngTrường Cao đẳng Y dược Pasteur hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh thủng dạ dày tá tràng như sau:

Chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng trước mổ

Thủng dạ dày – tá tràng phải được điều trị bằng phẫu thuật cấp cứu. Thường thời gian chuẩn bị mổ rất ngắn, vì vậy người điều dưỡng cần khẩn trương chuẩn bị người bệnh như chuẩn bị trước mổ cấp cứu, ngoài ra còn phải thực hiện một số công việc sau:

  • Đặt ống hút dịch dạ dày và hút hết dịch trong dạ dày, để làm hạn chế dịch dạ dày qua lỗ thủng vào trong ổ bụng và chống trướng bụng giúp cho người bệnh dễ thở.
  • Không được tiêm một số thuốc giảm đau trong thời gian theo dõi để chẩn đoán.
  • Truyền dịch và tiêm thuốc theo y lệnh.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trước mổ theo y lệnh.
  • Đặt ống thông tiểu để kiểm soát tình trạng nước xuất nhập trường hợp người bệnh trong tình trạng sốc.

Chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng sau mổ

  • Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn:

+ Trường hợp có khó thở, nhịp thở tăng, điều dưỡng phải kiểm tra đường hô hấp xem có cản trở nào không và cho thở oxy.

+ Trường hợp mạch nhanh dần, huyết áp giảm dần phải báo ngay với thầy thuốc (đề phòng sốc do mất máu).

  • Ống hút dịch dạ dày: phải theo dõi thường xuyên tránh tắc nghẽn, cần cho hút ngắt quãng. Không được rút sớm ống hút dạ dày, chỉ rút khi có nhu động ruột.
  • Theo dõi tình trạng ổ bụng. Trường hợp ngày thứ 4 – 5 sau mổ mà bụng trướng, kèm theo có đau khắp bụng, bí trung đại tiện, toàn thân có nhiễm trùng thì cần báo ngay với thầy thuốc (thường do viêm phúc mạc thứ phát do bục nơi khâu lỗ thủng).
  • Chăm sóc ống dẫn lưu

+ Ống dẫn lưu ổ bụng phải được nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vô khuẩn có đựng dung dịch sát khuẩn, để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.

+ Cho người bệnh nằm nghiêng về bên có ống dẫn lưu để dịch thoát ra được dễ dàng.

+ Tránh làm gập, tắc ống dẫn lưu.

+ Theo dõi về số lượng, màu sắc, tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài. Bình thường ống dẫn lưu ổ bụng ra dịch với số lượng ít dần và không hôi.


Thủng dạ dày tá tràng ở vị trí nào?

+ Trường hợp ống dẫn lưu ra dịch bất thường hoặc ra máu cần báo cáo ngay với thầy thuốc.

+ Thay băng chân ống dẫn lưu và sát khuẩn thân ống dẫn lưu, thay túi đựng dịch dẫn lưu hằng ngày.

+ Ông dẫn lưu thường được rút khi người bệnh có trung tiện.

  • Chăm sóc ống thông niệu đạo – bàng quang: sau mổ, ống dẫn lưu niệu đạo – bàng quang cần được rút sớm để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
  • Chăm sóc vết mổ

+ Đảm bảo thay băng vô khuẩn.

+ Bình thường cắt chỉ vào ngày thứ 7.

Đối với người già, suy dinh dưỡng, thành bụng yếu thì cắt chỉ muộn hơn (ngày thứ 10).

Dinh dưỡng dành cho bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng

+ Khi chưa có nhu động ruột, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

+ Khi đã có nhu động ruột thì bắt đầu cho bệnh nhân uống, sau đó cho ăn từ lỏng tới đặc.

  • Trường hợp người bệnh cắt đoạn dạ dày

+ Điều dưỡng cần theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, vì người bệnh chịu một phẫu thuật lớn trong điều kiện mổ cấp cứu, thời gian chuẩn bị ngắn vì vậy dễ có tai biến xảy ra.

+ Theo dõi sát ống hút dịch dạ dày: trường hợp thấy có máu tươi cần báo ngay với thầy thuốc.

+ Khi người bệnh được ăn uống: những ngày đầu cần ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, ăn làm nhiều bữa trong ngày (6 – 8 bữa). Sau đó theo thời gian cho ăn giảm dần số bữa, tăng dần về số lượng trong một bữa để tránh hội chứng dạ dày bé.

  • Trường hợp cắt dây thần kinh X, nối vị tràng, điều dưỡng cần theo dõi ống hút dạ dày kỹ hơn, tránh trướng bụng.
  • Theo dõi một số biến chứng

Hình ảnh vết thủng dạ dày tá tràng cần chăm sóc

+ Sốc: thường do giảm khối lượng tuần hoàn, do đau.

+ Nôn: thường xảy ra trong những giờ đầu, trong trường hợp ống hút dịch dạ dày không hoạt động tốt, người bệnh thường nôn ra dịch nâu đen. Cần cho nằm đầu nghiêng về một bên để chất nôn không lọt vào đường hô hấp.

+ Chảy máu nơi khâu lỗ thủng hoặc miệng nối: thường người bệnh nôn ra máu tươi.

+ Biến chứng phổi: nhất là ở người bệnh già yếu.

+ Nhiễm trùng vết mổ.

Giáo dục sức khoẻ bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng

Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur lưu ý, các bạn sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cần hướng dẫn cho người bệnh chế độ ăn, uống khi xuất viện.

  • Ăn lỏng dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Giai đoạn đầu ăn nhiều bữa trong ngày nhất là trường hợp cắt đoạn dạ dày (6 đến 8 bữa), mỗi bữa ăn với số lượng ít. Sau đó giảm dần số bữa và tăng số lượng mỗi bữa.
  • Hạn chế ăn, uống một số chất kích thích (rượu, chè, cà phê, ớt, nước có ga…)
  • Khi xuất hiện một số dấu hiệu bất thường (đau bụng dữ dội, nôn, nôn ra máu) cần đến bệnh viện ngay.

Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng

Việc chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng được coi là có kết quả khi Điều dưỡng viên đạt một số yếu tố:

  • Người bệnh được hồi sức tốt trước mổ.
  • Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ.
  • Người bệnh được chăm sóc tốt sau mổ.
  • Sau mổ không có biến chứng xảy ra.

Nguồn: Kiến thức Y Dược tổng hợp

Check Also

Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không?

Viêm ống tai ngoài, còn được gọi là viêm tai sưng ngoài (otitis externa), là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *