Home >> Kiến thức Y Dược >> Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt rét

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt rét

Điều dưỡng viên chia sẻ cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt rét trong mùa dịch bệnh, đầy đủ chi tiết với các vấn đề ưu tiên chăm sóc.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt rét

Lập kế hoạch chăm sóc đối với bệnh nhân sốt rét nặng

Sốt rét ác tính thể não

Đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân

  • Chăm sóc
  • Đặt nằm ngửa nghiêng mặt sang bên tư thế dẫn lưu đề phòng hít phải chất nôn, dịch tiết.
  • Đặt cannula Mayo đề phòng tụt lưõi, cắn phải lưỡi khi co giật.
  • Cho thở ô xy theo chỉ định.
  • Bóp bóng ambu nếu có cơn ngừng thờ trong khi chờ đặt nội khí quản
  • Phụ giúp bác sỹ đặt ống nội khí quản, lắp máy thở nếu cần.
  • Hút đờm dãi.
  • Phụ bác sỹ chọc dịch não tủy.
  • Thực hiện thuốc chống co giật, chống phù não , chống rối loạn thần kinh thực vật
  • Đặt sonde dạ dày.
  • Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày.
  • Xét nghiệm đường huyết theo giờ.
  • Lấy máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét, công thức máu, sinh hóa máu, nước tiểu theo chỉ định.

Theo dõi

  • Theo dõi tri giác.
  • Theo dõi nhịp thở, kiểu thở, tím tái, SpO2, SaO2, ứ đọng đờm dãi, đáp ứng máy thở (nếu có).
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ huyết áp nhịp thở 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ tùy theo tình trạng mỗi bệnh nhân.
  • Theo dõi lượng nước tiểu theo giờ: số lượng, màu sắc.
  • Theo dõi biểu hiện hạ đường huyết.

Hạ sốt cho bệnh nhân

  • Chăm sóc

Giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Hà Nội chia sẻ 6 bước chăm sóc hạ sốt cho người bệnh sốt rét như sau:

  1. Nới rộng quần áo, bỏ chăn đắp không cần thiết.
  2. Chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm.
  3. Đo nhiệt độ.
  4. Thực hiện thuốc hạ sốt theo chỉ định (thận trọng bị nhiễm độc gan khi dùng quá liều paracetamol).
  5. Lau mồ hôi bằng khăn khô sau khi bệnh nhân hạ sốt.
  6. Bù đủ nước.

Theo dõi

  • Nhiệt độ, mạch, huyết áp theo giờ tùy tình trạng mỗi bệnh nhân.
  • Theo dõi tính chất cơn sốt: thời gian, cường độ.


Chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm

Điều dưỡng viên thực hiện y lệnh điều trị đầy đủ, chính xác và kịp thời

  • Thực hiện thuốc điều trị sốt rét theo y lệnh: tiêm Atersunat theo giờ hoặc uống thuốc điều trị sốt rét.

Điều dưỡng viên thực hiện thuốc điều trị hỗ trợ: chống co giật, thuốc lợi tiểu,…

  • Truyền dịch, truyền máu (nếu cần).
  • Xử trí sốc, suy hô hấp, suy gan thận
  • Xử trí hạ đường huyết, hạ kali, hạ calci,…
  • Dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân

Chăm sóc

  1. Đặt sonde dạ dày và nuôi dưỡng qua sonde đối với bệnh nhân lơ mơ, hôn mê.
  2. Cho bệnh nhân ăn súp, sữa đảm bảo đủ kalo, trong trường hợp suy thận chế độ ăn nhạt.
  3. Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày hoặc sau mồi khi ăn.
  4. Vệ sinh thân thể: lau người bằng nước ấm, thay quần áo, thay gra hàng ngày hoặc khi cần.
  5. Lăn trở chống loét tỳ đè: thay đổi tư thế, xoa bóp, massa, nằm đệm nước, đệm hơi.

Theo dõi

  • Tình trạng hấp thu của bệnh nhân: kiểm tra dịch dạ dày, khám bụng có chướng, đầy hơi,…
  • Số lượng bữa ăn, số lượng thức ăn.
  • Đại tiểu tiện của bệnh nhân.

Sốt rét thể đái huyết sắc tố

  • Chăm sóc

Đối với Sốt rét thể đái huyết sắc tố, các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, các bạn sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cần chăm sóc dưới sự chỉ dẫn của Điều dưỡng trưởng và bác sĩ điều trị như sau:

  • Đo lượng nước tiểu 24 giờ.
  • Đặt ống thông tiểu khi bệnh nhân không đi tiểu được.
  • Phụ giúp bác sĩ lọc thận liên tục hoặc lọc thận ngắt quãng.
  • Thực hiện thuốc truyền dịch, thuốc lợi tiểu theo y lệnh.
  • Thực hiện y lệnh truyền máu khi có chỉ định phải đảm bảo an toàn truyền máu.
  • Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm máu, nước tiểu.

Thực hiện thuốc truyền dịch, thuốc lợi tiểu theo y lệnh

Theo dõi

  • Lượng nước tiểu: số lượng, màu sắc theo giờ.
  • Trong trường hợp phù phổi cấp theo dõi nước tiểu sau tiêm lợi tiểu.
  • Theo dõi mạch, huyết áp theo giờ.
  • Theo dõi bệnh nhân trong và sau lọc thận.
  • Theo dõi tình trạng xuất huyết.
  • Tình trạng vàng da.

Lập kế hoạch chăm sóc đối với bệnh nhân sốt rét nhẹ

Chăm sóc

  • Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở tùy theo tình trạng mỗi bệnh nhân, theo tính chất cơn sốt rét run của bệnh nhân.
  • Hạ sốt cho npười bệnh khi có sốt cao bằng chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm, sử dụng thuốc hạ sốt theo y lệnh.
  • Cho bệnh nhân uống đủ nước đảm bảo 3-4 líưngày.
  • Lau mồ hôi sau khi hạ nhiệt, vệ sinh răng miệng, thân thể.
  • Thực hiện y lệnh thuốc điều trị sốt rét đầy đủ, chính xác, kịp thời.
  • Thực hiện lấy bệnh phẩm xét nghiệm: xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét
  • Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân: nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu (súp, cháo, phở). Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân đang trong cơn sốt rét run, không nên cho ăn tránh trào ngược dạ dày.

Theo dõi

  • Theo dõi nhiệt độ, tính chất cơn sốt rét run.
  • Theo dõi mạch, huyết áp, nước tiểu.
  • Theo dõi kết quả xét nghiệm: ký sinh trùng sốt rét, nước tiểu,…
  • Theo dõi và phát hiện các diễn biến bất thường báo bác sỹ xử trí kịp thời.

Hướng dẫn, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

  • Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi các dấu hiệu bất thường báo ngay Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng để xử trí kịp thời: tiểu ít, tiểu máu, tinh thần có dấu hiệu lơ mơ, mê sảng,…
  • Tuân thủ điều trị: uống thuốc và tiêm thuốc đúng, đủ liều.
  • Phát hiện bệnh nhân để điều trị, quản lý bệnh nhân.
  • Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ngủ màn.
  • Tư vấn cho người lành khi đến vùng có sốt rét phải uống thuốc phòng, ngủ màn, đến cơ sở y tế khám khi có sốt.

Thông tin mang tính tham khảo giáo dục, không nên áp dụng thực tiễn khi chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có sự tham vấn chuyên môn trực tiếp.

Nguồn: Kiến thức Y học Hà Nội tổng hợp từ Kỹ thuật điều dưỡng Cơ bản 2

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *