Home >> Kiến thức Y Dược >> Đánh giá kỹ thuật lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm của Điều dưỡng viên

Đánh giá kỹ thuật lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm của Điều dưỡng viên

Trong công việc hằng ngày của Điều dưỡng viên thì việc lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm là một trong các việc làm thường xuyên của người Điều dưỡng viên. Vậy kỹ thuật lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm là gì?


Đánh giá kỹ thuật lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm của Điều dưỡng viên

Các giảng viên Cao đẳng Y dược – Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ đến các bạn Điều dưỡng viên trình tự các bước thực hiện lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm như sau:

Đầu tiên là giai đoạn chuẩn bị dụng cụ

Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng cần chuẩn bị dụng cụ như sau:

  • Khay vô trùng

+ ống tiêm, kim số 18.

+ Que gòn.

+ Kềm.

  • Dụng cụ khác

+ Chai nhỏ hấp hoặc nấu sạch.

+ Phiến kính hoặc ống nghiệm vô trùng.

+ Đèn cồn.

+ Bô tiêu: bô tiêu phải vô trùng khi thử về vi trùng.

Dọn dẹp dụng cụ

Xử lý các dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn và tiệt khuẩn.

Tất cả các mẫu nghiệm phải dán nhãn và làm phiếu thử gửi lên phòng xét nghiệm ngay.

Ghi hồ sơ và đánh giá kỹ thuật lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm của Điều dưỡng viên

Một số bảng hướng dẫn học, thực hiện, đánh giá kỹ năng lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm của Điều dưỡng viên


Kỹ thuật lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm  

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng lấy đờm làm xét nghiệm

STT Nội dung Ý nghĩa Tiêu chuẩn cần đạt
1 Báo và giải thích cho bệnh nhân. Tiến hành được thuận lợi và an toàn. Bệnh nhân an tâm hợp tác.
2 Bảo bệnh nhân hít mạnh, ho khạc đờm vào vật chứa. Lấy được mẫu nghiệm chính xác và thuần chất. Nếu bệnh nhân không hợp tác có thể dùng que gòn vô khuẩn ngoáy vào niêm mạc họng, phết lên lam kính.
3 Cho bệnh nhân tiện nghi. Giao tiếp. Giúp bệnh nhân được tiện nghi.
4 Ghi tên bệnh nhân lên lam kính Tránh sự nhầm lẫn Ghi rõ họ, tên, tuổi, số giường trên lam kính.
5 Ghi hồ sơ, gửi tiêu bản lên phòng xét nghiệm ngay. Theo dõi và quản lý bệnh nhân. Ghi lại một số công việc đã làm.

Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng lấy đờm làm xét nghiệm

STT Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Báo và giải thích cho bệnh nhân.
2 Bảo bệnh nhân hít mạnh, ho khạc đờm vào vật chứa (hoặc dùng que gòn vô khuẩn ngoáy vào niêm mạc họng, phết lên lam kính).
3 Cho bệnh nhân tiện nghi.
4 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay.
5 Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng.
6 Gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm.
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

Bảng kiểm hướng dẫn kỹ năng lấy ổ mủ kín làm xét nghiệm

STT Nội dung ý nghĩa Tiêu chuẩn cần đạt
1 Báo và giải thích cho bệnh nhân. Tiến hành được thuận lợi và an toàn. Bệnh nhân an tâm hợp tác.
2 Cho bênh nhân nằm tư thế thuận tiện. Để lộ ổ mủ. Dễ dàng thực hiện thủ thuật. Tư thế bệnh nhân an toàn và tiện nghi.
3 Mang găng tay sạch Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ bệnh nhân. Mang găng tay theo cách sạch, cỡ găng phù hợp để thao tác được gọn gàng.
4 Sát khuẩn da nơi chuẩn bị chọc. Hạn chế sự nhiễm khuẩn từ vùng da xung quanh.

Giữ an toàn nơi vị trí đâm kim.

Sát khuẩn rộng từ trong ra ngoài 5 cm với gòn cồn 700hoặc cồn iod.
5 Dùng ống tiêm và kim vô khuẩn (kim dài 4-6cm, 21-18G), ngửa mặt vát lên trên đâm vào ổ mủ hút mủ. Rút mủ dễ dàng. Động tác nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương thêm cho bệnh nhân.
6 Rút hết mủ nếu có thể, rút kim ra dùng bông cồn ấn lên vùng kim đâm, băng kín lại. Giúp vùng mô nơi ổ abces mau lành. Động tác nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương thêm cho bệnh nhân.
7 Bơm mủ vào ống nghiệm. Lấy mẫu nghiệm thuần khiết và an toàn. Có thể gửi cả ống tiêm đến phòng xét nghiệm

(nếu lượng mủ ít quá).

8 Tháo găng tay, giúp bệnh nhân tiện nghi. Giao tiếp. Giúp bệnh nhân được tiện nghi.
9 Ghi tên bệnh nhân lên ống nghiệm. Tránh sự nhầm lẫn. Ghi rõ họ, tên, tuổi, số giường.
10 Ghi hồ sơ, gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm ngay. Theo dõi và quản lý bệnh nhân. Ghi lại một số công việc đã làm.


Dụng cụ lấy đờm xét nghiệm của Điều dưỡng viên

Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng: lấy mủ ổ kín làm xét nghiệm

STT Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Báo và giải thích cho bệnh nhân
2 Cho bệnh nhân nằm tư thế thuận tiện
3 Để lộ ổ mủ
4 Mang găng tay sạch
5 Sát khuẩn da nơi chuẩn bị chọc
6 Dùng ống tiêm và kim vô khuẩn (kim dài 4-6 cm, 21-18 G), ngửa mặt vát lên trên đâm vào ổ mủ hút mủ
7 Rút hết mủ nếu có thể, rút kim ra dùng bông cồn ấn lên vùng kim đâm, băng kín lại
8 Bơm mủ vào ống nghiệm hoặc gởi cả ống tiêm (nếu lượng mủ ít quá)
9 Tháo găng tay, giúp bệnh nhân tiện nghi
10 Thu dọn dụng cụ, rửa tay
11 Ghi hồ sơ, gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm ngay
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng lấy mủ vết thương hở làm xét nghiệm

STT Nội dung ý nghĩa Tiêu chuẩn cần đạt
1 Báo và giải thích cho bệnh nhân. Tiến hành được thuận lợi và an toàn. Bệnh nhân an tâm hợp tác.
2 Cho bênh nhân nằm tư thế thuận tiện lộ vết thương nơi cần lấy mủ. Dễ dàng thực hiện kỹ thuật. Tư thế bệnh nhân an toàn và tiện nghi.
3 Mang găng tay sạch. Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ bệnh nhân. Mang găng tay theo cách sạch, cỡ găng phù hợp để thao tác được gọn gàng.
4 Tháo băng bẩn. Bộc lộ vết thương. Tránh lây nhiễm chất tiết từ vết thương ra ngoài.
5 Dùng que gòn vô khuẩn phết lên vùng đáy hay thành bên vết thương. Vùng đáy hoặc thành bên của vết thương là nơi có nhiều vi khuẩn sống nhất. Thấm sạch mủ nơi vết thương trước khi dùng que gòn lấy mủ cấy.
6 Phết lên lam kính, để khô, đặt lam kính khác lên (hoặc cho que gòn vào ống nghiệm vô khuẩn). Bảo quản bệnh phẩm

đúng cách và an toàn.

Chú ý động tác tránh lây nhiễm chất tiết từ vết thương.
7 Rửa sạch vết thương, băng lại. Giúp vết thương mau lành. Thay băng đúng theo quy trình kỹ thuật.
8 Tháo găng tay, giúp bệnh nhân tiện nghi. Giao tiếp. Giúp bệnh nhân được tiện nghi.
9 Ghi tên bệnh nhân lên ống nghiệm hoặc lam kính. Tránh sự nhầm lẫn. Ghi rõ họ, tên, tuổi, số giường.
10 Gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm ngay, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng. Theo dõi và quản lý bệnh nhân. Ghi lại một số công việc đã làm.

Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng: lấy mủ vết thương hở làm xét nghiệm

STT Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Báo và giải thích cho bệnh nhân
2 Cho bệnh nhân nằm tư thế thuận tiện
3 Để lộ vết thương nơi cần lấy mủ
4 Mang găng tay sạch
5 Tháo băng bẩn
6 Rửa sạch mủ nơi vết thương
7 Dùng que gòn vô khuẩn phết lên vùng đáy hay thành bên vết thương
8 Phết lên lam kính, để khô, đặt lam kính khác lên (hoặc cho que gòn vào ống nghiệm vô khuẩn)
9 Rửa sạch vết thương, băng lại
10 Tháo găng tay, giúp bệnh nhân tiện nghi
11 Ghi tên bệnh nhân lên ống nghiệm hoặc lam kính, dọn dụng cụ, rửa tay
12 Gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm ngay, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

Nguồn tham khảo tài liệu Y khoa: Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản


Tổng hợp bởi Kiến thức Y dược Hà NộiTrường Cao đẳng Y dược Pasteur

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *