Home >> Kiến thức Y Dược >> Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh xơ gan

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh xơ gan

Trong vấn đề chăm sóc người bệnh, Điều dưỡng viên cần nhận định xem người bệnh ở giai đoạn nào của xơ gan để có kế hoạch chăm sóc thích hợp.


Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh xơ gan như thế nào?

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều DưỡngTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội  chia sẻ các bước và quy trình lập kế hoạch chăm sóc người bệnh xơ gan đến các bạn sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng như sau:

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh xơ gan

  • Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh, tăng cường chức năng gan.
  • Làm giảm phù và cổ trướng.
  • Theo dõi và phát hiện biến chứng chảy máu tiêu hoá.
  • Theo dõi đề phòng hôn mê gan.
  • Giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh xơ gan

Đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường chức năng gan của người bệnh:

  • Chế độ ăn uống:

+ Giàu calo từ 2500-3000 kcalo/ngày.

+ Đảm bảo đạm, đường, vitamin, hạn chế mỡ, không được uống rượu. Hạn chế đạm khi xơ gan mất bù vì có nguy cơ hôn mê gan. Ngừng cung cấp đạm khi có một số dấu hiệu rối loạn chức năng não.

+ Cho bệnh nhân xơ gan ăn làm nhiều bữa trong ngày, động viên người bệnh ăn hết khẩu phần.

  • Vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, đặc biệt là khi có chảy máu cam, chảy máu chân răng để đề phòng nhiễm khuẩn và tạo cảm giác ngon miệng.
  • Thực hiện thuốc theo y lệnh của bác sĩ chính xác, kịp thời:

+ Tiêm hoặc uống vitamin Bp B6, B12, K.

+ Truyền dịch, truyền đạm theo y lệnh.

  • Phát hiện một số biểu hiện chán ăn, chậm tiêu để có biện pháp nuôi dưỡng kịp thời. Theo dõi cân nặng người bệnh hàng tuần.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh xơ gan

Giảm phù và cổ trướng

  • Để người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối khi có phù và cổ trướng.
  • Ăn hạn chế muối hoặc ăn nhạt hoàn toàn khi có phù và cổ trướng nhiều.
  • Điều dưỡng Cao đẳng/trung cấp cần thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu (phối hợp furosemid và aldakton).
  • Chuẩn bị đầy đủ cho người bệnh, dụng cụ, thuốc, phụ giúp bác sĩ chọc tháo bớt dịch cổ trướng (thực hiện xét nghiệm dịch cổ trướng nếu thầy thuốc yêu cầu).
  • Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn trước, trong và sau chọc dịch cổ trướng.

Theo dõi phát hiện và xử trí biến chứng chảy máu tiêu hoá

Nếu có xuất huyết tiêu hoá xảy ra:

  • Điều dưỡng viên đặt người bệnh nằm nghỉ tuyệt đối, đầu thấp.
  • Tạm ngừng cho người bệnh ăn bằng đường miệng.
  • Ủ ấm cho người bệnh xơ gan, theo dõi sát mạch, huyết áp.
  • Phụ giúp thầy thuốc đặt Catether và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm.
  • Truyền dịch, truyền máu khẩn trương theo y lệnh.
  • Đặt ống thông hút hết máu còn ứ đọng trong dạ dày.
  • Rửa dạ dày bằng nước lạnh.
  • Thụt tháo phân để loại trừ nhanh chóng máu đã xuống ruột ra ngoài.

Theo dõi đề phòng hôn mê gan

  • Theo dõi sự thay đổi tính tình: người bệnh có thể đang vui rồi lại buồn, thờ ơ với xung quanh.
  • Có một số biểu hiện rối loạn về trí nhớ, mất phương hướng về thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng.
  • Bàn tay run do rối loạn trương lực cơ. Nếu đặt cẳng tay thẳng góc với cánh tay và mặt giường sẽ thấy bàn tay run không đều.
  • Khi phát hiện ra một số dấu hiệu này, Điều dưỡng viên phải báo cáo ngay với thầy thuốc để có biện pháp xử trí kịp thời.

Giáo dục sức khoẻ

Trong quá trình học tập Cao đẳng Điều Dưỡng tại các trường Cao đẳng Y tế, các bạn sinh viên Điều dưỡng

  • Tránh lao động nặng, nghỉ ngơi hoàn toàn khi bệnh tiến triển.
  • Tuyệt đối không được uống rượu.
  • Ăn hạn chế mỡ, tăng đường, đạm, vitamin. Hạn chế muối, ăn nhạt hoàn toàn khi có phù.
  • Theo dõi sức khoẻ tại tuyến y tế cơ sở.

Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh cần lưu ý điều gì?

Đánh giá chăm sóc người bệnh xơ gan

Giảng viên liên thông Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Vấn đề chăm sóc người bệnh xơ gan được coi là có hiệu quả khi:

  • Tuần hoàn bàng hệ giảm. Cổ trướng giảm. Vàng da không còn.
  • Không có chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da.
  • Người bệnh ăn ngon miệng, không sút cân.
  • Người bệnh không uống rượu, nếu nghiện thì bỏ được.
  • Không để xảy ra biến chứng.
  • Người bệnh yên tâm thoải mái khi nằm viện và có sự hiểu biết nhất định về bệnh, đề phòng bệnh tiến triển khi về nhà.

Nguồn: Kiến thức Y tế – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

 

Check Also

Học Cao đẳng Y Dược ra trường có làm Nhân viên y tế học đường được không?

Nhân viên y tế tại trường học đóng vai trò quan trọng trong việc chăm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *