Home >> Kiến thức Y Dược >> Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Khi tiếp nhận một bệnh nhân hôn mê người điều dưỡng phải xác định tình trạng bệnh nhân và đặt ra. Vậy trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê cần lưu ý những gì?

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê
Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Điều dưỡng viên nhận định chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ các tiêu chí nhận định chăm sóc như sau:

  • Quan sát bệnh nhân.          
  • Đánh giá mức độ hôn mê.
  • Phân loại được hôn mê có triệu chứng thần kinh chỉ điểm hay không?
  • Lấy mạch, nhiệt độ, HA.
  • Nhịp thở, tần số, kiểu thở có rối loạn không?
  • Có các dấu hiệu cơ năng: Nhức đầu, nôn.

Hỏi : Tiền sử bệnh nhân có mắc bệnh gì không? Có vướng mắc gì về tình cảm trong gia đình và xã hội không? ( khâu này phải qua người nhà )

Người điều dưỡng thu thập mọi giấy tờ, y bạ có liên quan đến bệnh nhân để giúp quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc.

Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân hôn mê

  • Rối loạn hoặc mất ý thức.
  • Tắc nghẽn hô hấp do thông khí kém.
  • Bội nhiễm do nằm lâu.
  • Loét mục do nằm lâu.
  • Teo cơ, tắc mạnh do không vận động.
  • Suy mòn do dinh dưỡng kém.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ các lưu ý khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê như sau:

  • Theo dõi các chức năng sống phát hiện dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
  • Thực hiện y lệnh của bác sĩ .
  • Vệ sinh thân thể.
  • Phòng chống loét.
  • Nuôi dưỡng.
  • Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng.
  • Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê

* Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (chức năng sống):

  • Tùy từng nguyên nhân hôn mê mà có kế hoạch theo dõi 15 phút; 30 phút; 1 giờhoặc 3 giờ một lần.
  • Theo dõi nước tiểu 24 giờ để có kế hoạch bù nước và điện giải và giúp bác sĩ điều chỉnh lượng nước ra vào của cơ thể.
  • Phải ghi vào các phiếu theo dõi, thấy bất thường phải thông báo ngay.

* Thực hiện các y lệnh đầy đủ và chính xác.

* Duy trì lưu thông đường hô hấp:

  • Đặt bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu.
  • Hút đờm dãi khi tăng tiết.
  • Đặt Canyl Mayo đề phòng tụt lưỡi.
  • Thở oxy khi có tím tái.
  • Thay đổi tư thế nằm 1 giờ/1 lần.
  • Nếu hôn mê sâu đặt NKQ, hút đờm dãi và hỗ trợ hô hấp khi cần thiết.

* Nuôi dưỡng:

  • Cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày, mỗi lần bơm không quá 200 ml cách nhau 3 giờ. Cho thêm các loại thức ăn có vitamin A, B, C.
  • Chú trọng Protit bảo đảm cho cơ thể tiếp nhận 1 – 1,5 g/kg.
  • Lượng Calo 30 – 50 Calo/kg thể trọng.
  • Chế biến thức ăn bảo đảm vệ sinh và cân đối theo khẩu phần:

                                                   Theo tỷ lệ P : L : G = 1 : 1 :  4.

  • Nước uống : Vnu = Vnt + ( 300 hoặc 500 ) ml – Vdt.

Trong đó Vnu =  số ml nước uống trong ngày.

                 Vnt =  thể tích nước tiểu /24 giờ tính bằng ml.

                 Vdt =  thể tích dịch truyền tính bằng ml.

(500 ml áp dụng khi có sốt, vã mồ hôi hoặc có hỗ trợ hô hấp)

* Phòng chống loét:

  • Cho bệnh nhân nằm đệm hoặc phao chống loét.
  • Nếu không có đệm nước phải giữ cho ga giường khô, sạch, không có nếp
  • nhăn.
  • Trở mình cho bệnh nhân 2 giờ/lần.
  • Có vết trợt: Điều trị ngay tránh để nhiễm khuẩn và loét.
  • + Bôi thuốc hoặc chất làm sạch da (Rivanol)
  • + Dùng đệm kê thích hợp.

– Đã loét: Cắt lọc phần tế bào hoại tử, rửa sạch, đổ đường trắng vào vết loét băng lại, hàng ngày thay băng và đổ đường nhiều lần. Chăm sóc đến khi vết loét đầy và kín miệng.

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê

* Chăm sóc mắt: Chống khô giác mạc và tổn thương do va chạm (do bệnh nhân không còn phản xạ chớp mắt)

  • Nhỏ mắt theo y lệnh.
  • Đắp gạc có tưới dung dịch NaCl lên mắt.
  • Khép mi lại.

* Duy trì bài tiết nước tiểu: Đặt Sonde dẫn lưu nước tiểu tránh làm bẩn và ướt da và tránh nhiễm trùng ngược dòng.

* Duy trì thân nhiệt:

  • ủ ấm nếu hạ thân nhiệt.
  • Hạ nhiệt nếu có sốt cao.

* Chống ứ trệ tĩnh mạch và huyết khối:

  • Tập vận động thụ động.

* Chăm sóc khớp:

  • Thay đổi tư thế.
  • Vận động các khớp.

* Chăm sóc răng miệng: Lau rửa ngày 2 lần có thể dùng Glyxerin hoặc nước chanh làm ẩm niêm mạc miệng.

* Vệ sinh thân thể:

  • Lau người, rửa bộ phận sinh dục sau khi đi đại tiểu tiện hàng ngày.
  • Thay ga giường, quần áo ngày một lần.
  • Nên tắm toàn thân và gội đầu tại giường 3 ngày/lần vào buổi chiều. Nếu trời lạnh phải ủ ấm bệnh nhân.

* Chăm sóc tâm lý: Dù cho bệnh nhân hôn mê sâu cũng nên hỗ trợ kích thích não bằng cách:

  • Nói với bệnh nhân.
  • Gọi tên.
  • Sờ lên da.
  • Nhắc nhở người nhà tăng cường liên hệ giao tiếp với bệnh nhân để tăng cường cảm giác hồi tỉnh.

* Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập:

  • Hướng dẫn gia đình bệnh nhân biết chế độ chăm sóc và vệ sinh hàng ngày.
  • Chế độ ăn uống và dùng thuốc hàng ngày: ăn đủ lượng và chất, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ nếu có.
  • Luyện tập hàng ngày từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều.

 Đánh giá quá trình chăm sóc chăm sóc bệnh nhân hôn mê

  • Bệnh nhân không mắc các biến chứng đã kể trên.
  • Toàn trạng tiến triển tốt lên và hồi tỉnh.
  • Được nuôi dưỡng đảm bảo, biểu hiện không sụt cân.
  • Gia đình bệnh nhân yên tâm, cộng tác với nhân viên y tế chăm sóc tốt bệnh nhân.

Nguồn: yhanoi.edu.vn – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *