Bệnh trầm cảm là một rối loạn về cảm xúc, mang đến những cảm giác buồn bã, mất hứng thú kéo dài. Vì vậy, bệnh lý này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời!
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt rét
- Có nên học Cao đẳng Hộ sinh không?
- Đánh giá kỹ thuật lấy đờm, phân, mủ để xét nghiệm của Điều dưỡng viên
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Bệnh trầm cảm là gì?
Theo tin y dược tổng hợp về định nghĩa bệnh trầm cảm là gì như sau: Bệnh trầm cảm có tên tiếng Anh là Depression, là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bạn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất. Bởi vậy, trầm cảm khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, thậm chí tạo ra những kết cục rất bi thảm: mẹ giết con, vợ giết chồng, tự tử khi còn rất trẻ với tương lai rộng mở phía trước… Trầm cảm rất phổ biến. Theo thống kê hiện nay, có đến 80% dân số trên thế giới sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Trầm cảm là 1 dạng bệnh, cần phải được điều trị với các bác sĩ khoa tâm thần kinh. Tùy vào thể trạng bệnh nhân, bệnh cần trị liệu trong thời gian dài hoặc ngắn. Vì một cuộc sống tốt hơn, bản thân bệnh nhân và người thân cần có thái độ tích cực khi đối mặt với căn bệnh này.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm?
Hiện nay y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm được chỉ ra rằng, có thể do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân.
Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết những nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Trầm cảm thường phổ biến ở những gia đình có người bị mắc bệnh trầm cảm.
- Sự mất cân bằng của nồng độ serotonin trong não: Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những thay đổi về chức năng và hiệu quả của các chất dẫn truyền thần kinh cùng với cách chúng tương tác với các mạch thần kinh tham gia duy trì ổn định tâm trạng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh trầm cảm.
- Hormone: Sự mất cân bằng của Hormone trong cơ thể có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra trầm cảm. Những thay đổi Hormone gây ra một số vấn đề trong những tuần hoặc vài tháng sau khi sinh (sau sinh) đối với phụ nữ sinh nở và các vấn đề về tuyến giáp, mãn kinh hoặc một số bệnh lý khác.
- Stress – căng thẳng: là một trong những yếu tố lớn gây ra trầm cảm.
- Những chấn thương lớn ảnh hưởng tới người bệnh: bị mù, bị cụt tay, chân, mất khả năng sinh sản…
Triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm
Bệnh nhân khi bị trầm cảm sẽ có các biểu hiện triệu chứng khác nhau như: ngủ nhiều hơn hoặc rất khó ngủ, ăn nhiều hơn hoặc không có cảm giác ngon miệng khi ăn…
Dù vậy, vẫn có những triệu chứng trầm cảm phổ biến cho căn bệnh này bao gồm:
- Vấn đề với giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài
- Vấn đề về ăn uống: cảm giác chán ăn, ăn không ngon thường xuyên
- Cơ thể khó chịu, tâm thần bất an: Luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, không thoải mái và lo lắng
- Ngại giao tiếp xã hội: Không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh
- Chậm chạp, không có hứng thú với bất kỳ điều gì: Chán nản, buồn rầu, mất cảm hứng đối với nhiều thứ, không duy trì được hưng phấn thậm chí không còn hưng phấn.
- Luôn bi quan trong mọi việc: Luôn nhìn nhận mọi việc một cách thiếu lạc quan, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ
- Luôn tự ti về bản thân: Luôn lo lắng bản thân kém cỏi, sợ hãi
- Có ý nghĩ tự tử hoặc đã từng tự sát
Nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm?
Có thể điều trị bệnh trầm cảm không?
Lý do dẫn đến bệnh trầm cảm ở mỗi người là khác nhau. Theo các chuyên gia y tế Cao đẳng Điều dưỡng đang công tác tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì mục tiêu điều trị dựa vào mỗi nguyên nhân cũng như những biểu hiện của bệnh nhân mà chúng ta sẽ có các cách điều trị khác nhau cho từng người.
Các nguyên tắc trong điều trị trầm cảm:
- Có dấu hiệu hưng cảm phải giảm hoặc ngừng thuốc.
- Nếu có ý tưởng tự sát nên dùng thuốc chống
loạn thần hay E.C.T và thuốc chống trầm cảm. - Thuốc không có tác dụng ngay, sau 2-3 tuần thuốc mới có tác dụng. Bệnh nhân sẽ không bị nghiện thuốc. Chữa trầm cảm là quá trình lâu dài, không phải trong thời gian ngắn.
- Phối hợp thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều hòa khí sắc tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
- Điều chỉnh và phải tạo ra được giấc ngủ ngon, ăn ngon miệng, phục hồi cơ thể nhanh chóng.
Người bệnh lưu ý, thông tin tại website Y học Hà Nội chỉ mang tình chất tham khảo! Người bệnh nên đến bệnh viện khi thấy có triệu chứng bất thường!
Nguồn: yhanoi.edu.vn tổng hợp