Home >> Kiến thức Y Dược >> Nữ hộ sinh Cao đẳng chia sẻ một số sai lầm cần tránh khi cho trẻ bú sữa

Nữ hộ sinh Cao đẳng chia sẻ một số sai lầm cần tránh khi cho trẻ bú sữa

Trong quá trình chăm sóc và nuôi trẻ sơ sinh, nhiều sản phụ chưa biết phương pháp cho trẻ ăn đúng phương pháp, đặc biệt là vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ trong những ngày đầu sau sinh.

Tư thế cho trẻ bú như thế nào?

Các chuyên gia Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ đến các mẹ sau sinh, một số điểm cần lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ như sau:

Sản phụ không nên cho trẻ mới sinh bú sữa quá muộn

Trong một số vùng miền ở nước ta, cho đến ngày nay vẫn tồn tại một phương pháp làm cực kỳ nguy hại cho trẻ sơ sinh là không chịu tranh thủ cho trẻ mới sinh bú sữa sớm nhất, ngắn thì 1 đến 2 ngày, dài thì 3 ngày trở lên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì, phương pháp này là không phù hợp với quy luật sinh lý của vấn đề tiết sữa, có thể gây nên một số hậu quả nghiêm trọng.

Bởi vì vấn đề tiết sữa mẹ là do sự điều tiết của thần kinh và sự phân tiết bên trong. Trẻ sơ sinh mút đầu vú mẹ sẽ kích thích, dẫn đến phản xạ thần kinh, thúc đẩy sự phân tiết của chất kích thích ở đằng sau thuỳ thể sẽ giúp cho sữa từ trong tuyến sữa chảy vào ống dẫn sữa. Nếu không được sự kích thích như vậy, thì vấn đề phân tiết sữa sẽ bị giảm hoặc bị tắc nghẽn, nguy hiểm có thể gây ra một số bệnh lý sau sinh.

Vì vậy, theo các nữ Hộ sinh Cao đẳng thì để công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ thành công, sau khi đứa con ra đời nói chung từ 6 đến 12 tiếng đồng hồ là bắt đầu các sản phụ cần cho trẻ bú sữa. Sản phụ cho con bú sữa sớm còn có thể kích thích phản xạ tử cung co lại, rất có lợi cho vấn đề phục hồi tử cung. Theo kiến thức y học cập nhật, một số quốc gia khác thường sau khi đẻ 20 phút là bắt đầu cho bú ngay.

Sản phụ không nên lấy sữa đặc có đường cho trẻ sơ sinh ăn

Có một số sản phụ khi gặp tình trạng khi không có sữa hoặc ít sữa, thường sử dụng sữa đặc có đường làm thức ăn chính của con. Tuy nhiên, phương pháp này là không có lợi cho sự phát triển, lớn lên của trẻ sơ sinh.

Không nên lấy sữa đặc có đường cho trẻ sơ sinh ăn

Bởi vì theo hiệp hội dinh dưỡng thì bản chất sữa đặc có đường là một loại chế phẩm sữa sản xuất từ sữa bò tươi, sau khi cô đặc 2/5 dung lượng gốc, cho thêm 40% đường trắng vào để chế thành. Khi sử dụng sữa này, người ta pha lượng nước gấp đôi lượng sữa đặc để cho loãng ra, Bấm Mí Mắt Ðẹp, giống như nồng độ của sữa bò tươi, nhưng vì hàm lượng đường cao quá, ngọt quá nên trẻ sơ sinh sẽ khó tiếp thụ, có thể gây ra các bệnh như xơ cứng tâm huyết quản và thị lực kém ở trẻ. 

Không nên chỉ sử dụng sữa bò khi nuôi trẻ sơ sinh

Sữa bò tuy là một loại thực phẩm có chất dinh dưỡng cao, nhưng chỉ sử dụng sữa bò để nuôi trẻ sơ sinh thì vẫn không thoả mãn được nhu cầu sinh trưởng của trẻ thơ.. Nếu kéo dài sẽ xảy ra hiện tượng đứa trẻ bị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt.

Bởi vì hàm lượng sắt ở trong sữa bò rất ít, trong mỗi kilôgam sữa bò chỉ có 1 mg chất sắt, mà cơ thể người ta lại chỉ có thể hấp thu được 10% chất sắt đó mà thôi (hàm lượng sắt ở trong sữa người cao gấp đôi ở trong sữa bò, mà cơ thể lại có thể hấp thu được 50%), vì vậy chỉ sử dụng sữa bò để nuôi trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, thiếu sắt. Ngoài ra trong sữa bò có hàm lượng chất lòng trắng trứng ít chịu nhiệt, sau khi bị hấp thu dễ xảy ra quá mẫn cảm, có thể dẫn đến chảy máu dạ dày và ruột. Vì vậy nuôi bộ trẻ sơ sinh không nên chỉ sử dụng sữa bò, mà nên cho ăn thêm một số thực phẩm phụ có nhiều chất sắt, ví dụ như thịt, gan động vật v.v… để bổ sung chất sắt bị thiếu hụt.

Chuyên gia y tế Cao đẳng Hộ sinh khuyến cao nuôi con bằng sữa mẹ là việc làm cần thiết

Các mẹ không nên cho trẻ nằm ngửa bú sữa

Khi trẻ sơ sinh nằm trên giường mà cho bú hoặc cho ngậm bình sữa, tuy có cái lợi là trẻ dễ nuốt, nhưng lại dễ dẫn đến bị viêm tai giữa.

Bởi vì, giữa yết hầu và tai giữa có một ống thông nhau, gọi là ống nhánh yết hầu. So với người lớn, ống nhánh này ở trẻ em rất ngắn, nhưng rất đều đặn và hầu như nó nằm ngang. Các chuyên gia Cao đẳng Hộ SinhTrường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ: Trẻ sơ sinh nằm ngang bú sữa thường bị chảy sữa ra ngoài bị ợ hoặc bị trớ. Khi bị trớ, sữa dễ thông qua ống nhánh yết hầu đã nở rộng và co lại để vào tai giữa.Từ đó có thể gây ra tình trạng viêm tai giữa, dẫn đến phát sốt, đau tai và viêm tai giữa mãn tính và chảy mủ quanh năm.Vì vậy, các nữ Hộ sinh Cao đẳng văn bằng 2 khuyên các mẹ không nên cho trẻ sơ sinh nằm khi bú sữa. Khi các mẹ cho trẻ ti bình nên cho trẻ sơ sinh nằm dốc, khi bú xong nên khe khẽ vỗ vào lưng trẻ để bé ợ lượng không khí nuốt phải trong lúc bú. Giúp trẻ thoải mái hơn tránh tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

Nguồn: YHaNoi tổng hợp

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Học Cao đẳng Y Dược ra trường có làm Nhân viên y tế học đường được không?

Nhân viên y tế tại trường học đóng vai trò quan trọng trong việc chăm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *