Home >> Kiến thức Y Dược >> Bệnh u mỡ có nguy hiểm không?

Bệnh u mỡ có nguy hiểm không?

U mỡ là bệnh lý do sự tích tụ và gia tăng kích thước của 1 khối mỡ. Đây là một khối u mềm lành tính, dễ di chuyển được, phát triển chậm và hầu như không cần điều trị.

Nội dung được biên tập và viết bởi Cử nhân y khoa Trần Hương Ly – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

U mỡ là gì?

Bác sĩ tại các trường Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: U mỡ là hiện tượng tăng sinh mô mỡ tích tụ dưới da, cứ khoảng 500 người có khoảng 1 người gặp tình trạng này. Bất cứ ai từ nhỏ đến lớn đều có thể mắc u mỡ. U mỡ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng gây mất thẩm mỹ nếu xuất hiện ở những vị trí như cổ, cánh tay, trán…

Các khối u mỡ có thể là một hoặc nhiều cục tròn bướu mềm di động, tròn nằm dưới da và không gây đau đớn. Các khối u có thể hơi mềm, tình trạng khối u mềm hoặc cứng phụ thuộc vào tình trạng khối u mỡ. Chúng có thể bị di chuyển dễ dàng sang các khu vực lân cận khác.

Trong một số trường hợp, u mỡ gây cho bệnh nhân đau do nó đè lên một số dây thần kinh hoặc nếu bên trong khối u có các mạch máu dễ gây tổn thương. Hiếm có khối u mỡ nào kích thước hơn quá 8 cm. Trong những trường hợp u mỡ quá to hoặc gây mất thẩm mỹ nên được phẫu thuật cắt bỏ.

Khi nào thì u mỡ cần đáng lo?

U mỡ cần được phẫu thuật

Người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa ung bướu để làm sinh thiết để xác định khối u mỡ đó là lành tính hay ác tính và các xét nghiệm cần thiết khác. Điều trị u mỡ thường điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đây là phương pháp phổ biến nhất để loại bỏ u mỡ. Trong quá trình này, người phẫu thuật viên chính sẽ thực hiện việc cắt bỏ u mỡ bằng các thiết bị tiểu phẫu chuyên dụng, bóc tách khối u mỡ. Phần đa trường hợp sau khi phẫu thuật, u mỡ sẽ không tái phát, nhưng sẽ xuất hiện một số vấn đề như để lại sẹo hoặc bầm tím tại vị trí phẫu thuật. Nếu vị trí khối u nằm ở những vùng có tính thẩm mỹ, bệnh nhân có thể ưu tiên lựa chọn kỹ thuật chiết xuất cắt bỏ tối thiểu vì nó thường để lại ít sẹo hơn so với hình thức phẫu thuật truyền thống thông thường.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: Đối với những trường hợp khối u mỡ có kích thước nhỏ sau khi làm xét nghiệm lành tính sẽ có một phương pháp khác nữa đó là phương pháp hút mỡ (Liposuction). Phương pháp này thường được sử dụng để loại bỏ các khối u mỡ nhỏ và mềm, đặc biệt là ở những vị trí khó phẫu thuật tiếp cận. Với phương pháp hút mỡ, sẽ sử dụng kim và ống tiêm lớn để hút mỡ ra khỏi cơ thể. Điều này giúp giảm kích thước vết sẹo sau khi phẫu thuật thông thường và khi loại bỏ u mỡ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đối với phương pháp Liposuction có thể gây ra sẹo nhỏ và có tác dụng phụ riêng sau khi tiến hành hút mỡ. Đối với phương pháp này thì chưa phổ biến hiện nay.

Điều trị u mỡ như thế nào?

Sau phẫu thuật, người bệnh không cần kiêng bất kỳ loại thức ăn gì nhưng cần được chăm sóc hậu phẫu vết thương và cần được chỉ định một số loại thuốc kháng sinh và kháng viêm…

Cử nhân Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cho hay: Nếu u mỡ có kích thước lớn, có tính chất bất thường khi làm xét nghiệm hoặc qua thăm khám, một số trường hợp u mỡ vị trí nằm dưới sâu hơn, lúc này chúng ta sẽ có chỉ định là sinh thiết hoặc siêu âm, chẩn đoán hình ảnh bằng cộng hưởng từ,.. Lúc này để tránh nhầm lẫn hoặc loại trừ được ung thư tế bào mô mỡ.

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ u mỡ là một can thiệp nhỏ hay còn gọi là tiểu phẫu, đơn giản, thường chỉ cần gây tê tại vị trí và có chỉ định làm phẫu thuật đối với những u mỡ có đường kính dưới 3cm, những u mỡ ở sâu hoặc có lẫn nhiều thành phần xơ. Phương pháp này giúp u ít mọc lại, nhưng để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho cơ thể.

Một số thói quen sinh hoạt được viết dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được sự tiến triển và hình thành của u mỡ như:

  • Kiểm tra sức khoẻ định kỳ và khi bất kỳ vị trí nào có khối u xuất hiện trên cơ thể. U mỡ thường là khối u lành tính nhưng nếu các khối u khác có thể nghiêm trọng hơn và cần được điều trị kịp thời.
  • Kiểm tra ngay khi thấy đỏ hoặc sưng vàấn tại vị trí mổ khối u.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn. Một số trường hợp cũng bệnh nhân đã phẫu thuật u mỡ nhưng do chủ quan không đi tái khám lại và khi đó khối u đã phát triển mọc lại.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong đơn được kê.

Tin được đăng tại web: https://yhanoi.edu.vn

Check Also

Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không?

Viêm ống tai ngoài, còn được gọi là viêm tai sưng ngoài (otitis externa), là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *