Home >> Kiến thức Y Dược >> Kỹ thuật pha thuốc cho bệnh nhân

Kỹ thuật pha thuốc cho bệnh nhân

Là một người Điều dưỡng Cao đẳng, bạn cần phải biết rõ quy trình pha thuốc và thận trọng trong thao tác để có được một xy lanh thuốc không bị nhiễm khuẩn và không làm giảm liều lượng của thuốc.

Kỹ thuật pha thuốc cho bệnh nhân là gì?

Kỹ thuật pha thuốc cho bệnh nhân là gì?

Trả lời câu hỏi trên, giảng viên bộ môn Cao đẳng Điều dưỡng Cơ bản 1 – cô Lâm Nhung  (Giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) trả lời như sau: Kỹ thuật pha thuốc là một trong những kỹ thuật cơ bản trong phần chuẩn bị thuốc cho bệnh nhân.

Điều dưỡng viên cần phải biết rõ quy trình pha thuốc và thận trọng trong thao tác để có được một xy lanh thuốc không bị nhiễm khuẩn và không làm giảm liều lượng của thuốc.

Một số khái niệm cơ bản cần nắm rõ trong quá trình học tập và thực hành

Xy lanh là gì?

Xy lanh hoặc còn được gọi là bơm tiêm, bao gồm một nòng ngoài hình trụ, phần đầu được thiết kế khớp với đốc kim tiêm, và nòng trong là pittông. Mỗi xy lanh được đóng gói vô khuẩn có kim tiêm hoặc không có kim tiêm trong bao bì nhựa hoặc giấy. Xy lanh chỉ sử dụng một lần, tuyệt đối không tái sử dụng trong kỹ thuật tiêm thuốc cho bệnh nhân.

Theo kiến thức y dược, Xy lanh (bơm tiêm) được chia làm hai loại: Non – Luer – Lok và Luer – Lok. Xy lanh Non – Luer – Lok sử dụng kim tiêm trượt gắn vào đầu xy lanh. Xy lanh Luer- Lok sử dụng kim tiêm đặc biệt có thể vặn xoắn để gắn vào đầu xy lanh để tránh kim tiêm bị tuột ra khỏi đầu xy lanh.

Có nhiều cỡ xy lanh khác nhau từ 1ml đến 60mL Xy lanh 1ml đến 30ml thường được dùng cho các loại thuốc đường tĩnh mạch. Xy lanh 1ml đến 3ml được dùng trong tiêm bắp và tiêm dưối da. Trên thân xy lanh có vạch nhỏ chia theo ml hoặc đơn vị. Xy lanh chia theo đơn vị được dùng trong tiêm insulin. Điều dưỡng cần xác định xy lanh phù hợp tùy theo loại thuốc và đường tiêm.

Kim tiêm là gì?

Kim tiêm được đóng gói vô khuẩn riêng biệt hoặc đóng gói cùng với xy lanh. Một kim tiêm gồm có ba phần: đốc kim, thân kim và mặt vát kim. Đốc kim dùng để gắn với đầu xy lanh, thân kim nối liền với đốc kim, mặt vát kim rất sắc nhọn, sắc để tạo vết đâm nhỏ khi xuyên kim qua da bệnh nhân và vị trí xuyên kim nhanh chóng khít lại khi rút kim ra nhằm không cho thuốc hoặc máu chảy ra ngoài. Trong quy trình pha thuốc tiêm thì cả 03 phần của xy lanh phải được giữ vô khuẩn, tránh kim tiêm bị nhiễm khuẩn, người điều dưỡng luôn gắn kim có đậy nắp vào xy lanh an toàn.

Có nhiều cỡ kim khác nhau, cỡ kim được chia theo khẩu kính (đường kính trong của kim) và chiều dài của thân kim. Vấn đề chọn kim theo khẩu kính cần lưu ý kim có khẩu kính càng nhỏ thì đường kính trong của kim càng lớn.

Xy lanh sử dụng trong tiêm thuốc

Nguyên tắc điều dưỡng cần biết khi pha thuốc

Các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng lưu ý, các bạn sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cần biết rõ liều lượng và tính chất thuốc trước khi chuẩn bị thuốc tiêm cho người bệnh. Trường hợp cần tiêm một liều lượng lớn thuốc vào cơ thể bệnh nhân có thể gây ra tác dụng phụ, đau, và tổn thương mô.

  • Trong kỹ thuật pha thuốc cho bệnh nhân, điều dưỡng viên cần nắm rõ đường tiêm, xác định cấu trúc giải phẫu của vị trí tiêm trên bệnh nhân để quyết định vùng tiêm phù hợp với liều lượng thuốc. Vấn đề xác định chính xác này sẽ giảm thiểu những tai biến do tiêm thuốc gây ra như tổn thương mô, thần kinh, mạch máu.
  • Đảm bảo lựa chọn cỡ kim thích hợp cho từng đường tiêm và vị trí tiêm.
  • Nên đọc kỹ hưống dẫn sử dụng trưóc khi pha thuốc để rút đúng lượng nước pha tiêm để pha thuốc tùy theo từng loại thuốc.
  • Mỗi phiếu thuốc, các bạn chỉ ghi một loại thuốc.
  • Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình pha thuốc và rút thuốc.
  • Tay điều dưỡng chỉ được chạm vào nòng ngoài của xy lanh và đốc kim.
  • Không được để vát kim, thân kim, thân pittông chạm vào vật không vô trùng.
  • Khi rút thuốc, giữ xy lanh ở ngang tầm mắt, một góc 90° để đảm bảo lấy được đúng lượng thuốc và để đuổi được hết khí.

Thực hành kỹ thuật pha thuốc cho bệnh nhân

Sao phiếu thuốc

  1. Sao y lệnh thuốc từ hồ sơ vào phiếu thuốc với nội dung như sau:
  2. Tên bệnh nhân.
  3. Tên thuốc, hàm lượng.
  4. Liều lượng thuốc.
  5. Đường dùng thuốc.
  6. Thời gian dùng thuốc.

Kiểm tra thuốc

Điều dưỡng viên kiểm tra nhãn thuốc: tên thuốc, hàm lượng, đường dùng, hạn sử dụng.

Nhìn toàn diện ống thuốc và lọ thuốc: kiểm tra chất lượng thuốc, sự nguyên vẹn của thuốc.

Rửa tay

Điều dưỡng viên cần rửa tay theo quy trình rửa tay nội khoa.

Chuẩn bị dụng cụ

Các giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ danh sách dụng cụ trong kỹ thuật pha thuốc cho bệnh nhân như sau:

  1. Soạn khoặc dụng cụ gồm:
  2. Xy lanh.
  3. Kim pha thuốc.
  4. Bình kền sát khuẩn da.
  5. Hộp bông cầu cồn.
  6. Hộp bông cầu khô.
  7. Ống nước cất pha thuốc.
  8. Hộp chống shock.
  9. Găng tay sạch
  10. Túi rác y tế.
  11. Hộp đựng vật sắc nhọn.
  12. Chai dung dịch rửa tay nhanh.


Cách thực hiện kỹ thuật pha thuốc

Rút dung dịch pha thuốc

Cách rút dung dịch pha thuốc trong kỹ thuật pha thuốc cho bệnh nhân được thực hiện như sau:

  • Kiểm tra ống nước pha tiêm (nước cất) và lọ thuốc lần 2
  • Búng nhẹ đẩu ống nước pha tiêm cho đến khi nước từ trên cổ ống xuống hết thân ống.
  • Sát trùng cổ ống thuốc bằng bông cầu cồn.
  • Mở nắp lọ thuốc, để lộ phần cao su, sát khuẩn nắp cao su bằng bông cầu cồn.
  • Bẻ ống nước pha tiêm bằng bông cầu khô hoặc gạc.
  • Rút nước pha tiêm vào xy lanh (số lượng tùy theo tùhg loại thuốc).

Bơm nước pha tiêm vào lọ để hòa tan thuốc

  1. Đâm kim vào giữa nắp cao su theo huớng từ 45° sau đó dựng theo hướng 90°.
  2. Bơm nước pha tiêm vào lọ thuốc, rút khí trả iại xy lanh.
  3. Rút kim ra, lắc đểu thuốc theo chiều ngang.

Rút thuốc đã hoà tan vào trong xy lanh

  1. Dùng xy lanh đang có khí, đâm lại vào lọ thuốc, bơm khí vào lọ, để mặt vát kim ngập trong thuốc, rút hét thuốc trong lọ ra.
  2. Kiểm tra thuốc lần 3            .

Xử lý rác

  • Vứt lọ thuốc vào trong rác y tế và ống nước pha tiêm vào trong hộp đựng vật sắc nhọn.

Chuẩn bị tiêm thuốc cho bệnh nhân

  • Điều dưỡng viên cần đổi kim tiêm, cỡ kim thích hợp tùy theo từng đường tiêm.

Nguồn: Y khoa Hà Nội – Điều dưỡng cơ bản 1 – chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *