Home >> Kiến thức Y Dược >> Chia sẻ phác đồ chữa trị bệnh sốt mò của Bộ Y Tế

Chia sẻ phác đồ chữa trị bệnh sốt mò của Bộ Y Tế

Bệnh Sốt mò là một bệnh do Orientia tsutsugamushi, truyền ngẫu nhiên sang người khi bị ấu trùng mò đốt. Phác đồ chữa trị bệnh sốt mò của Bộ Y Tế giúp thầy thuốc chữa trị hiệu quả hơn.

Sót mò là gì?

Triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt mò

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, trong quá trình thực tập tại bệnh viện các giảng viên bắt gặp các ca bệnh bệnh sốt mò với các dấu hiệu lâm sàng thực tế như:

  • Thời gian ủ bệnh của sốt mò kéo dài từ 6 ngày đến 21 ngày
  • Sốt: thường khởi phát đột ngột; bệnh nhân sốt cao liên tục, có thể kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người.
  • Biểu hiện da và niêm mạc:
    • Da xung huyết, có thể phù nhẹ dưới da vùng mặt và mu chân; xung huyết kết mạc mắt
    • Vết loét ngoài da: là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh sốt mò; vết loét có hình bầu dục, kích thước từ 0,5-2 cm, có vẩy đen hoặc đã bong vẩy tạo thành vết loét có gờ, không tiết dịch; các vết loét thường không đau, khu trú ở những vùng da mềm như nách, ngực, cổ, bẹn, bụng, v.v…
    • Ban ngoài da: ban thường xuất hiện vào cuối tuần thứ nhất của bệnh, có dạng dát sẩn, phân bổ chủ yếu ở thân, có thể ở cả chân tay; có thể gặp ban xuất huyết.
  • Sưng hạch lympho: bệnh nhân thường có hạch sưng tại chỗ vết loét và hạch toàn thân; hạch có kích thước 1,5-2 cm, mềm, không đau, di dộng bình thường.
  • Gan to, lách to: có thể gặp ở khoảng 40% số bệnh nhân sốt mò. Một số trường hợp có thể có vàng da.
  • Tổn thương phổi: bệnh nhân thường có triệu chứng ho; nghe phổi có thể có rales; một số bệnh nhân có biểu hiện tràn dịch màng phổi; những trường hợp sốt mò nặng có thể có khó thở, suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong.
  • Tổn thương tim mạch: huyết áp hạ; viêm cơ tim.
  • Viêm màng não, viêm não gặp ở một số ít các trường hợp. Bệnh nhân có đau đầu, có thể có rối loạn ý thức.

Theo các giảng viên chia sẻ tại mục kiến thức y dược thì bệnh sốt mò không được chữa trị kháng sinh thích hợp, bệnh nhân sốt mò có thể tiến triển nặng dẫn tới biến chứng

Phác đồ điều trị bệnh sốt mò của Bộ Y tế ban hành

Để điều trị sốt mò hiệu quả, thầy thuốc cần dựa vào thực trạng và áp dụng phác đồ điều trị sốt mò của Bộ Y tế ban hành như sau:

Hình ảnh bệnh nhân bị sốt mò

Hình ảnh bệnh nhân bị sốt mò

Điều trị kháng sinh với bệnh sốt mò

Các thuốc trong phác đồ điều trị sốt mò chính là doxycyclin và azithromycin, có ưu điểm là hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, có thời gian bán thải kéo dài và ít tác dụng phụ. Các phác đồ chữa trị sốt mò cụ thể:

  • Doxycyclin: liều 0,1 g x 2 viên uống chia 2 lần/ngày trong 5 ngày. Uống thuốc sau khi ăn để tránh nôn (tránh dùng cùng các sản phẩm sữa, các thuốc giảm acid dịch vị dạ dày do có thể làm giảm hấp thu thuốc). Cho bệnh nhân uống bù thuốc nếu bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc.
  • Azithromycin 500 mg uống một lần/ngày x 1-3 ngày; chỉ định cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 10 tuổi, và những người có chống chỉ định với các thuốc tetracyclin và chloramphenicol.
  • Chloramphenicol tĩnh mạch hoặc uống, liều 50 mg/kg cân nặng/ngày trong 5-7 ngày.

Một số phương án hỗ trợ điều trị khác:

  • Hạ nhiệt bằng paracetamol hoặc một thuốc hạ nhiệt khác, chườm mát, khi bệnh nhân sốt cao.
  • Bù dịch đường uống (dung dịch ORS).
  • Trường hợp suy hô hấp/tuần hoàn: thầy thuốc bệnh nhân thở oxy qua sond mũi hoặc qua mặt nạ, đặt nội khí quản và thở máy nếu tình trạng suy hô hấp nặng. Đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn, kiểm soát áp lực tĩnh mạch trung tâm; bù dịch kết hợp với các thuốc vận mạch (như dopamine) trong trường hợp hạ huyết áp.
  • Chữa trị suy thận: bù dịch, lợi niệu.

Thông tin về phác đồ điều trị sốt mò được chia sẻ tại đây được tham khảo từ Quyết định số 5642 Bộ Y tế. Người bệnh tuyệt đối không tự ý áp dụng!

Được yhanoi.edu.vn tổng hợp

Check Also

So sánh cử nhân Điều dưỡng hệ Cao đẳng và Đại học

Chuyên ngành Điều dưỡng hiện nay có hai hệ đào tạo chính là cử nhân …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *