Trong công tác kế hoạch hóa gia đình thì những cách tránh thai được chị em phụ nữ quan tâm. Trong bài viết, Giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh chia sẻ kỹ thuật đặt dụng cụ tử cung Tcu 380A đến bạn đọc.
Cách đặt dụng cụ tử cung Tcu 380A
Giảng viên Hộ sinh chia sẻ kỹ thuật đặt dụng cụ tử cung Tcu 380A
Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Hộ Sinh tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur hướng dẫn những bạn sinh viên Cao đẳng Hộ Sinh mục tiêu của việc đặt dụng cụ tử cung Tcu 380A như sau:
Dụng cụ tử cung Tcu 380A dành cho ai?
Tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đã có con có nguyện vọng dùng cách tránh thai này nếu không có những chống chỉ định sau.
Ai không nên đặt dụng cụ tử cung Tcu 380A?
Không phải ai cũng có thể đặt dụng cụ tử cung Tcu 380A, sau đây là một số trường hợp không nên đặt:
- Viêm nhiễm đường sinh dục chưa điều trị khỏi;
- Có những bệnh LTQĐTD;
- Có tiền sử chửa ngoài TC;
- Nghi ngờ bệnh ác tính đường sinh dục;
- Rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân;
- TC dị dạng: TC đôi, TC 2 sừng;
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai;
- Sa sinh dục độ II và độ III;
- Một số bệnh nội khoa: tim mạch, gan thận.
Dụng cụ tử cung Tcu 380A đặt khi nào?
- Đặt sau sạch kinh 2 – 3 ngày là tốt nhất vì CTC còn hé mở dễ đặt;
- Sau đẻ 42 ngày có thể đặt nhưng cần thận trọng vì dễ thủng TC;
- Ngay sau khi hút thai hoặc nạo thai nếu đảm bảo không bị sót rau, sót thai và đường sinh dục không bị viêm nhiễm.
Nữ hộ sinh chuẩn bị dụng cụ tử cung Tcu 380A
Chia sẻ tại mục kiến thức Y dược, dụng cụ và phương tiện mà những bạn nữ hộ sinh cần chuẩn bị cho việc đặt dụng cụ tử cung Tcu 380A bao gồm:
- Van âm đạo hay mỏ vịt;
- Kìm dài kẹp bông;
- Kìm Pozzi;
- Thước đo buồng TC;
- Dụng cụ TC loại TCu 380ª;
- Thuốc sát khuẩn: cồn iode 0,5% và cồn 700;
- Gạc củ ấu, bông;
- Găng vô khuẩn;
- 5 săng vô khuẩn;
- Khay để dụng cụ vô khuẩn.
Dụng cụ tử cung Tcu 380A
Thực hiện kỹ thuật dụng cụ tử cung Tcu 380A
Giảng viên Liên thông Cao đẳng Hộ Sinh – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ thứ tự những bước đặt dụng cụ tử cung (DCTC) Tcu 380A, nữ hộ sinh cần thực hiện đúng trình tự:
- Phải khám phụ khoa trước khi đặt, phải đảm bảo 2 nguyên tắc vô khuẩn và đặt đúng kỹ thuật;
- Dùng mỏ vịt hay van âm đạo để bộc lộ cổ tử cung (CTC);
- Sát khuẩn âm đạo, CTC;
- Dùng kìm Pozzi kẹp CTC vị trí 6 giờ hoặc 12 giờ tuỳ theo tư thế TC ngả trước hay ngả sau. Kéo nhẹ nhàng để trục thân TC và trục CTC nằm trên một đường thẳng;
- Đo buồng TC: dùng thước đo đưa nhẹ nhàng qua lỗ CTC, đẩy nhẹ lên đến khi đầu thước chạm đáy TC, rồi rút thước ra. Chiều cao buồng TC được tính từ đầu thước đo đến hết chỗ có vết máu. Nếu lỗ CTC bị chít hẹp không đo được, hoặc nếu chiều dài buồng TC dưới 6,5cm thì không được đặt DCTC TCu 380ª;
- Để hạn chế nhiễm khuẩn:
+ Lắp DCTC trong bao, ngành ngang phải được cho vào cần đặt sâu ít nhất 6mm;
+ Dụng cụ TC chỉ được lấy ra khỏi bao trước khi đặt.
- Điều chỉnh lại nấc hãm độ sâu (nấc xanh) để chiều dài từ đỉnh chữ T đến CTC tương ứng với chiều cao của TC mà ta đo được;
- Đặt nhẹ nhàng cần đặt có DCTC vào buồng TC cho tới khi chạm vào đáy TC, nấc xanh chạm vào CTC;
- Không di chuyển ống đẩy, dùng tay kia kéo nhẹ nhàng cần đặt xuống dưới để giải phóng ngành ngang của chữ T ở đáy TC;
- Di chuyển ống đẩy, nhẹ nhàng đẩy cần đặt lên trên để chạm vào đáy TC, đây là thì cơ bản khác với đặt DCTC TCu 200;
- Tháo từ từ ống đẩy ra trong khi vẫn giữ cố định cần đặt;
- Tháo cần đặt từ từ cho tới khi nhìn thấy dây DCTC;
- Cắt dây vòng để thò ra ngoài CTC 2cm vén về cùng đồ bên;
- Sát khuẩn lại và tư vấn cho người bệnh.
Tóm tắt quy trình đặt DCTC TCu830
Thông tin về quy trình kỹ thuật dụng cụ tử cung Tcu 380A tại website yhanoi.edu.vn chỉ mang tính chất tham khảo!
Nguồn: Y Hà Nội 2021 – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp