Home >> Kiến thức Y Dược >> GV Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy

GV Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy

Bệnh nhân thở máy trên lâm sàng rất nhiều, đặc biệt ở các khoa nội và hồi sức tích cực. Điều dưỡng viên cần lắm rõ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy trước khi gặp tình huống này.

Chia sẻ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy

Chia sẻ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy

Điều dưỡng viên chuẩn bị trước khi lập kế hoạch chăm sóc

Các GV Cao đẳng Y dược Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về cách chăm sóc bệnh nhân thở máy trên lâm sàng như sau:

Điều dưỡng viên chuẩn bị máy thở

  • Lắp hệ thống dây thở, bộ phận làm ẩm, bộ phận lọc vi khuẩn.
  • Cắm điện (kiểm tra nguồn điện phù hợp), đường oxy, đường khí nén.
  • Bật máy, test máy (với phổi giả) để kiểm tra điện, oxy, khí nén, áp lực, hệ thống các nút chức năng, bộ phận khí dung.
  • Đặt các thông số thở theo yêu cầu (với phổi giả), trước khi nối máy với bệnh nhân.
  • Các thông số máy thở (Điều dưỡng viên xem lại trong tài liệu)

Nối máy thở với bệnh nhân

Theo dõi tình trạng lâm sàng và sự thích ứng của bệnh nhân với máy thở

Điều dưỡng viên chuẩn bị bệnh nhân

Tư thế: thường cho bệnh nhân nằm ngửa, đầu cao. Ở một số trường hợp đặc biệt khác tùy theo chỉ định của bác sỹ.

Trong công đoạn chuẩn bị bệnh nhân này, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur lưu ý đến các bạn sinh viên cần giải thích cho bệnh nhân hiểu lợi ích của thở máy để bệnh nhân hợp tác trường hợp bệnh nhân tỉnh. Giúp bệnh nhân an tâm điều trị và sớm bình phục trước những lời giải thích rõ ràng giúp bệnh nhân an tâm điều trị và hợp tác.

Điều dưỡng viên cần theo dõi bệnh nhân thở máy

Theo dõi đáp ứng của bệnh nhân với máy thở:

  • Tốt: mạch, huyết áp ổn định, bình thường, SpO2 bình thường, bệnh nhân hồng hào, không chống máy.
  • Xấu: sốc, tím tái, khó thở, chống máy.

Tinh trạng tắc đờm.

Tuột ống, hở ống: bệnh nhân suy hô hấp, áp lực đường thở thấp, thể tích thở ra (Vte) thấp.

Nhiễm khuẩn phổi: bệnh nhân sốt, dịch phế quản nhiều và đục.

Theo dõi các biến chứng thường gặp trong thở máy:

  • Ống NKQ sai vị trí, vào sâu.
  • Tuột ống, gập ống nội khí quản.
  • Tràn khí màng phổi.

Theo dõi hoạt động của máy thở:

  • Kiểm tra máy thở: kiểm tra nhiệt độ bình làm ẩm, mức nước, đồ nước khi đầy khoảng 3/4, nước, dịch đọng trên sâu máy thở, hệ thống dây, hở ống.
  • Kiểm tra thông số cài đặt trên máy.

Theo dõi khả năng cai máy thở của bệnh nhân:

  • Báo bác sỳ khi bệnh nhân có dấu hiệu ổn định, tự thở tốt, hồng hào, có thể xem xét cai máy sớm để tránh bội nhiễm phổi liên quan thở máy.
  • Giải thích cho bệnh nhân yên tâm, họp tác đế cai máy tốt.

Theo dõi sát bệnh nhân sau khi cai máy thở:

  • Nhịp thở, kiểu thở, SpO2 tình trạng tím tái.
  • Tình trạng ứ đọng.

Chăm sóc bệnh nhân thở máy cần lưu ý những gì?

Điều dưỡng viên thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy

Trong quá trình học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng hay Liên thông, chính quy Điều dưỡng thì tất cả các bạn sẽ được đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế. Vì vậy, các bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cần được ghi nhớ một cách cẩn thận. Sau đây là các trình tự chăm sóc người bệnh thở máy như sau:

Hút đờm dãi bằng hệ thống hút kín qua ống nội khí quản, khi có biểu hiện ứ đọng.

Hút dịch phế quản và hút đờm dãi họng miệng bằng ống thông riêng, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

Lưu ý khi các bạn Điều dưỡng viên hút đờm, dịch phế quản ở bệnh nhân thở máy:

  • Ấn nút alaarrm silence ngay trước khi hút đờm.
  • Đặt FiƠ2100% trước khi hút 30 giây – vài phút, trong khi hút và 1-3 phút sau khi hút xong.
  • Theo dõi tình trạng lâm sàng và SpO2 trong khi hút.

Trường hợp bệnh nhân xuất hiện tím tái hoặc SpO2 tụt thấp < 85-90% phải tạm dừng hút: lắp lại máy thở với Fi02 100% hoặc bóp bóng ô xy 100%.

  • Sau mỗi lần hút phải cho bệnh nhân thở máy lại tạm thời vài nhịp trước khi tiếp tục hút.
  • Khi hút xong phải cho bệnh nhân thở máy lại theo các thông số máy như trước.
  • Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
  • Kết họp vỗ rung để hút đờm được thuận lợi.

Điều dưỡng viên chăm sóc ống nội khí quản, mở khí quản

Ngoài chăm sóc bệnh nhân thì tại mục kiến thức Y Dược, các giảng viên chia sẻ thêm đến các Điều dưỡng viên cách chăm sóc ống NKQ không thể thiếu trên bệnh nhân thở máy, thứ tự chăm sóc như sau:

  • Đảm bảo đúng vị trí: nghe phổi, số cm trên NKQ, X-quang phổi.
  • Thay dây cố định hằng ngày, vệ sinh ống NKQ, thay băng cannula MKQ hàng ngày, thay sâu máy thở, phin lọc khuẩn hàng ngày hoặc khi có chỉ định.
  • Đo áp lực bóng trên hàng ngày (khoảng 20 – 25 mmHg).
  • Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày.
  • Tư thế bệnh nhân khi thở máy đầu cao (trường hợp không sốc), nghiêng mặt sang bên tránh sặc trào ngược.
  • Vệ sinh cá nhân, xoay trở chống loét.
  • Đảm bảo nuôi dưỡng, cung cấp đủ năng lượng và protein.
  • Đảm bảo đủ nước cho bệnh nhân, tính lượng dịch vào, dịch ra, cần bệnh nhân hàng ngày.

Chúc các bạn sinh viên khi đi thực tập lâm sàng có thể áp dụng được các kiến thức khi học tại phòng học chức năng và lý thuyết lâm sàng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur vào thực tế. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn:  Quy trình Kỹ thuật điều dưỡng

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp chia sẻ

Check Also

Học Cao đẳng Y Dược ra trường có làm Nhân viên y tế học đường được không?

Nhân viên y tế tại trường học đóng vai trò quan trọng trong việc chăm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *