Home >> Kiến thức Y Dược >> Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ kỹ thuật hút đờm dãi

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ kỹ thuật hút đờm dãi

Kỹ thuật hút đờm rãi được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhờ áp lực được tạo ra từ máy hút để lấy hết các chất ứ đọng trên đường thở của người bệnh. Vậy kỹ thuật hút đờm rãi thực hiện như thế nào?

Ống hút đờm dãi

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng 2020 tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ: Thông khí có vai trò  quan trọng trong quá trình hô hấp, bình thường phản xạ của con người như là ho khạc có tác dụng tống hết dị vật (đờm dãi) ra ngoài, giúp đường hô hấp được thông thoáng, đảm bảo việc cung cấp oxy cho cơ thể.

Phân loại theo vị trí hút:

Căn cứ vào cấu trúc giải phẫu và vị trí thường hút người ta chia kỹ thuật hút đờm dãi làm 2 loại: kỹ thuật hút đường hô hấp trên và hút đường hô hấp dưới.

  • Hút miệng hầu và mũi hầu
  • Hút miệng – khí quản và mũi – khí quản
  • Hút khí, phế quản

Quy trình kỹ thuật hút đờm dãi

Xem hổ sơ bệnh án, chuẩn bị bệnh nhân

  • Xem y lệnh của bác sĩ và nhận định bệnh nhân về tình trạng tiết dịch, tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Thông báo cho bệnh nhân về thủ thuật, thời gian, cách thức tiến hành.
  • Giải thích cho 1 bệnh nhân hiểu thủ thuật sẽ giúp làm thông đường thở và giảm khó thở, thủ thuật có thể gây ho, chảy nước mũi, ọe v.v…

Chuẩn bị người điều dưỡng

  • Các bạn Điều dưỡng Cao đẳng cần mang trang phục đầy đủ, rửa tay thường quy, đeo tạp dề và kfnh bảo hộ.

Chuẩn bị dụng cụ trong kỹ thuật hút đờm dãi

  • Kiểm tra máy hút, xem nó đã được đặt ở chế độ hút hợp lý hay chưa.
  • Chọn ống hút đúng tiêu chuẩn, kích cỡ phù hợp với bệnh nhân.
  • Khí dung cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối 0,9%.

Kỹ thuật tiến hành hút đờm dãi

  • Di chuyển bệnh nhân ở tư thế thuận tiện (cho cả bệnh nhân và người điều dưỡng) thường di chuyển ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, hoặc nằm ngửa, thẳng, đầu ngửa tối đa (trừ khi có chống chỉ định).      

Trải khăn trên ngực bệnh nhân.

  • Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
  • Có thể mặc áo choàng bảo hộ.

Đờm được đem đi làm xét nghiệm

Điều dưỡng tháo găng tay, mang găng tay vô khuẩn, đeo khẩu trang, đeo kính

  • Làm giảm lây lan các vi sinh vật và sự bắn tóe dịch cơ thể.

Lắp một đầu ống nối vào máy hút, đầu còn lại để ở chỗ tiện lợi gần bệnh nhân

  • Kiểm tra lại áp lực của máy hút.
  • Giảm áp lực tránh làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp.

Chuẩn bị ống hút đờm dãi

  • Điều dưỡng viên mở bộ dụng cụ hút hoặc ống hút lấy ống hút ra, để phần còn lại của ống thông giữ trong khăn vô khuẩn hoặc trong túi đựng ống hút.
  • Lấy ống hút ra dùng, duy trì kỹ thuật vô khuẩn để làm giảm sự lây nhiễm các vi sinh vật gây bệnh.
  • Không được để ống hút chạm vào bề mặt không vô khuẩn.

Mở cốc (chậu) vô khuẩn và di chuyển lên trên bàn cạnh giường bệnh nhân

  • Đổ vào cốc khoảng 100ml nước muối sinh lý hoặc nước vô khuẩn.
  • Dùng nước muối sinh lý và nước vô khuẩn để làm sạch ống sau mỗi lần hút.

Máy hút đờm dãi trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Bôi trơn đầu ống hút đờm dãi

  • Mở lọ đựng dung dịch bôi trơn, đổ một lượng nhỏ vào túi đựng ống hút vô khuẩn đã mở hoặc cốc đựng dịch bôi trơn rồi bôi trơn đầu ống hút.
  • Để luồn ống vào phế quản dễ hơn.
  • Có thể nhúng đầu ống hút vào trong dung dịch bôi trơn hoặc bôi trơn đầu ống hút từ 6 – 8cm.

Tay thuận cầm ống hút, tay không thuận cầm ống nối

  • Siết chặt ống hút vào ống nối.
  • Nối ống hút với máy hút.
  • Duy trì ống hút vô khuẩn, không chạm ống hút vào bể mặt không vô khuẩn.
  • Hút một lượng nhỏ dung dịch muối sinh lý.

Hút miệng hầu

  • Luồn ống hút vào trong miệng theo đường mũi xuống tới họng. Di chuyển ống hút xung quanh miệng. Động viên bệnh nhân ho.
  • Hút dịch trong cốc nước cho tới khi ống hút, ống nối sạch hết các chất dịch tiết.
  • Tắt máy hút, lau mặt cho bệnh nhân nếu chất dịch tiết bắn vào mặt.

Hút mũi hầu

  • Tháo bỏ dây oxy ra (nếu đang dùng), luồn ống hút vào trong mũi và dốc hướng xuống dưới họng trong khi bệnh nhân đang hít thở.
  • Hút từng đợt ngắn ngắt quãng từ 10 tới 15 giây, từ từ rút ống hút ra vừa rút vừa xoay ống.
  • Hút rửa ống hút và ống nối bằng nước muối sinh lý hoặc nước cho tới khi sạch ống.
  • Nhận định lại bệnh nhân để tiếp tục hút cho tới khi sạch đờm dãi.
  • Hút miệng hầu để làm sạch dịch tiết trong miệng.

Hình ảnh hút đờm dãi người bệnh

Hút khí quản

  • Bóp bóng cho người bệnh.
  • Đưa ống hút vào trong đường thở nhân tạo.
  • Hút từng đợt ngắt quãng, vừa hút vừa xoay ống. Khích lệ bệnh nhân ho.
  • Tráng ống hút và ống nối bằng nước muối sinh lý cho tới khi sạch ống.
  • Nhận định tình trạng tuần hoàn, hô hấp và việc làm sạch dịch tiết.
  • Hút mũi hầu và miệng hầu..

Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ chăm sóc

  • Dùng các ngón tay cuộn tròn ống hút lại. Tháo lộn găng tay trở lại, tháo găng tay thứ hai chụp lên găng tay thứ nhất, tắt máy hút     .
  • Tháo bỏ khăn khoác trên ngực bệnh nhân rồi bỏ vào túi đựng đổ bẩn và di chuyển bệnh nhân trở lại tư thế thích hợp thoải mái.
  • Cho bệnh nhân thở oxy.
  • Di chuyển bệnh nhân trở về tư thế thích hợp.
  • Di chuyển bình đựng nước muối sinh lý vào nơi quy định, vệ sinh, khử khuẩn theo quy định.
  • Tháo bỏ khẩu trang và rửa tay.
  • Di chuyển bộ dụng cụ hút, máy hút theo quy định.
  • Nhận định lại bệnh nhân về hô hấp, tuần hoàn v.v…
  • Ghi hồ sơ chăm sóc.

Nguồn: Kiến thức Y học Hà Nội tổng hợp từ chương trình đào tạo Cao điều dưỡng cơ bản 1

Check Also

Cơ chế hoạt động của Adrenalin trong sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cấp tính và nghiêm trọng, đe …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *