Home >> Kiến thức Y Dược >> Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sốc phản vệ  

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sốc phản vệ  

Điều dưỡng cơ bản gồm một số kỹ thuật chăm sóc người bệnh khác nhau, trong trường hợp người bệnh sốc phản vệ, Điều dưỡng Cao đẳng cần lưu ý những vấn đề gì?

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sốc phản vệ

Những nguyên nhân gây sốc phản vệ ở người bệnh là gì?   

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, trong lâm sàng có rất nhiều nguyên nhân gây sốc phản vệ được tổng hợp như sau:

  • Do người bệnh sử dụng thuốc gây ra tình trạng sốc phản vệ:

+ Kháng sinh: penicillin, cephalosporin, atreptomycin…

+ Một số thuốc khác như: kháng viêm không steroid, vitamin C, thuốc tê, thuốc mê, thuốc cản quang.

  • Một số hormone: insulin, ACTH.
  • Một số sản phẩm máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, gamma globulin, axit amin.
  • Một số huyết thanh kháng độc: kháng nọc, kháng uốn ván.
  • Nọc của sinh vật và côn trùng: ong, bọ cạp, nhện độc, rắn.
  • Thực phẩm và hoa quả có thể gây sốc phản vệ: trứng, sữa và cá, dứa.

Trên lâm sàng sốc phản vệ có triệu chứng như thế nào?

  • Sốc phản vệ ở giai đoạn diễn biến nhẹ

Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ tại kiến thức y học lâm sàng các triệu chứng của người bệnh sốc phản vệ giai đoạn nhẹ như sau: Người bệnh biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, phù Quink, buồn nôn, ho, khó thở, đau bụng, đại, tiểu tiện không tự chủ, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh.

Trên lâm sàng sốc phản vệ có triệu chứng như thế nào?

  • Sốc phản vệ ở giai đoạn diễn biến trung bình 

Người bệnh hoảng hốt, choáng váng, nổi mày đay khắp người, khó thở, chảy máu mũi, dạ dày, ruột. Da tái nhợt, mạch không đều. Huyết áp không đo được.

  • Sốc phản vệ ở giai đoạn nặng

Thông thường các triệu chứng của sốc phản vệ sẽ xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ nhanh nhất có thể, người bệnh xuất hiện biểu hiện: hôn mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong trong vài phút.

Xử trí và chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ

Các bạn sinh viên Điều dưỡng Cao đẳng khi chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ cần lưu ý các điểm sau:

Đánh giá tại chỗ

  • Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên, nếu do thuốc thì ngừng ngay một số thuốc đang dùng.
  • Điều dưỡng viên cần cho người bệnh nằm tại chỗ.
  • Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ:

+ Adrenalin dung dịch 1/1.000 (ống 1ml =1mg)

+ Tiêm ngay dưới da khi có sốc phản vệ với liều: o Người lớn 1/2 – 1 ống

  • Trẻ em cần pha loãng 1/10, cụ thể 1 ống 1ml + 9ml nước cất = 10ml, sau đó tiêm 0,1ml/kg nhưng không quá 0,3 mg.
  • Hoặc: adrenalin 0,01 mg/kg áp dụng cho cả trẻ em cũng như người lớn.

Adrenalin được tiêm cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ

+ Tiếp tục tiêm adrenalin với liều như trên cứ 10 – 15 phút/lần cho tới khi huyết áp về bình thường.

+ Nếu sốc quá nặng, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm dung dịch adrenalin 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch hoặc bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.

  • Ủ ấm cho bệnh nhân bị sốc phản vệ, để người bệnh nằm đầu thấp chân cao, nằm nghiêng nếu có nôn.
  • Đo huyết áp 10 – 15 phút/lần.

Chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ tại nơi có điều kiện kỹ thuật

  • Chống suy hô hấp cho bệnh nhân sốc phản vệ
  • Thở oxy.
  • Bóp bóng.
  • Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.
  • Truyền tĩnh mạch chậm aminophylin 1mg/ kg/giờ hoặc terbutalin.
  • Truyền tĩnh mạch adrenalin để duy trì huyết áp
  • Khoảng 2 mg/giờ cho người lớn.
  • Một số thuốc khác
  • Metylprednisolon 1 – 2 mg/kg/4 giờ.
  • Natriclorua 9 0/00 1 – 2 lít cho người lớn, không quá 20 ml/kg ở trẻ em.
  • Diphenhydramin 1mg/kg hoặc promethazin 0,5-1 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
  • Điều trị bệnh nhân sốc phản vệ phối hợp
  • Uống than hoạt nếu nguyên nhân gây sốc qua đường tiêu hoá với liều đầu 5 gam ở trẻ em, 20 gam ở người lớn.
  • Băng ép phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

Theo: Y Hà Nội tổng hợp kỹ thuật điều dưỡng cơ bản!

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không?

Viêm ống tai ngoài, còn được gọi là viêm tai sưng ngoài (otitis externa), là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *