Home >> Kiến thức Y Dược >> Điều dưỡng viên chia sẻ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị bẹn

Điều dưỡng viên chia sẻ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là một trình trạng bệnh lý thường gặp trên lâm sàng, khi gặp tình huống bệnh nhân thoát vị bẹn, Điều dưỡng viên cần làm gì?

Thoát vị bẹn có thể gây ra các cơn đau vùng bẹn

Bài viết được tham vẫn chuyên môn bởi các chuyên gia Cao đẳng Y Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur!

Nhận định đánh giá tình trạng bệnh nhân

Trước mổ

  • Toàn thân: Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc
  • Tinh thần bệnh nhân? vẻ mặt?
  • Có sốt cao không?
  • Nước tiểu nhiều hay ít?
  • Bạch cầu có tăng không?
  • Tại chỗ: Điều dưỡng viên cần hỏi bệnh nhân về thời gian xuất hiện của khối phồng: khối phồng xuất hiện lúc còn nhỏ tuổi hay gần đây mới có?
  • Nhận định đau: cần hỏi xem vị trí đau ở đâu? đau nhiều hay ít, đau liên tục hay đau thành cơn?
  • Khối thoát vị ở vị trí nào? to hay nhỏ?
  • Khối thoát vị có lên được ổ bụng khi ta đẩy lên không?
  • Khối thoát vị có thay đổi thể tích khi tăng áp lực ổ bụng hay khi nằm nghỉ ngơi hay không?
  • Bệnh nhân có hội chứng tắc ruột không: bệnh nhân có đau bụng cơn, có nôn, có bí trung tiện không? xem bụng có trướng không? có dấu hiệu rắn bò, có hình quai ruột nổi không?

Nhận định sau mổ

  • Nhận định về dấu hiệu sinh tồn?
  • Xem vết mổ có bị chảy máu, có bị nhiễm khuẩn không?
  • Bệnh nhân có bí tiểu tiện không?
  • Nhận định về lưu thông tiêu hoá: bệnh nhân trung tiện, đại tiện chưa? nếu đã đại tiện có táo bón không?

Hình ảnh khối thoát vị bẹn

Một số vấn đề Điều dưỡng cần chăm sóc người bệnh

  • Bệnh nhân đau nhiều vùng bẹn.
  • Bệnh nhân sốt cao.
  • Nguy cơ bí tiểu sau mổ.
  • Nguy cơ táo bón.
  • Nguy cơ thoát vị bẹn tái phát.

Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh thoát vị bẹn

  • Chăm sóc tư thế bệnh nhân ngay sau mổ

Tình huống mổ thoát vị bẹn vô cảm bằng gây tê tuỷ sống (thường mổ trong tình huống mổ thoát vị bẹn chưa có biến chứng hoại tử ruột): sau mổ người Điều dưỡng Cao đẳng nên cho bệnh nhân nằm đúng tư thế sau mổ để tránh một số biến chứng của gây tê tuỷ sống. Tư thế này được duy trì ít nhất là 12 giờ sau mổ.

Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Trong tình huống mổ thoát vị bẹn gây mê nội khí quản (thường mổ trong tình huống thoát vị bẹn nghẹt đã có hoại tử ruột): cho nằm ngửa kê cao vai, đầu nghiêng về một bên để tránh nếu bệnh nhân nôn, chất nôn không lọt vào đường hô hấp.

  • Chăm sóc về vấn đề các dấu hiệu sinh tồn
  • Chăm sóc về vấn đề vết mổ
  • Chăm sóc tiểu tiện: theo dõi xem có bí tiểu tiện không, nếu có, điều dưỡng xử trí như cho vận động sớm khi có đủ điều kiện, chườm ấm vùng hạ vị, châm cứu…
  • Chăm sóc về vấn đề đại tiện
  • Chăm sóc về vấn đề dinh dưỡng
  • Chăm sóc về vấn đề vận động
  • Theo dõi biến chứng sau mổ

Khối thoát vị có thể lan toả xuống tận bìu

Chảy máu: hay gặp nhất là chảy máu dưới da quanh đường rạch, có khi máu lan toả xuống tận bìu. Cần phải theo dõi xem khối máu tụ có to ra, có lan xa không, nếu có cần báo lại với bác sĩ (có tình huống bác sĩ phải can thiệp lấy bỏ khối máu tụ nếu quá lớn).

Rách thủng bàng quang: người bệnh xuất hiện bụng đau, trướng dần. Nếu có ống dẫn lưu niệu đạo – bàng quang thì nước tiểu qua ống thông ít và có màu đỏ.

Các chuyên gia Điều dưỡng Cao đẳng chia sẻ tại mục kiến thức y dược vấn đề sưng, teo tinh hoàn thường do mạch nuôi tinh hoàn hoặc đường dẫn bạch huyết bị thắt. Cũng có thể do khâu đóng lỗ bẹn trong quá khít làm tắc nghẽn thừng tinh. Theo dõi, thấy vài ngày đầu tinh hoàn sưng to lên, sau đó có thể teo nhỏ. Cũng có khi tinh hoàn trở lại bình thường nhờ một số mạch bên phụ mới xuất hiện.

Tai biến khâu vào ruột hoặc thủng ruột: sau mổ có biểu hiện viêm phúc mạc.

Tai biến thần kinh: cần theo dõi hiện tượng mất cảm giác hoặc có thể tê bì ở vùng bẹn, bìu, đùi.

Nhiễm trùng vết mổ.

  • Giáo dục sức khoẻ

Dặn dò bệnh nhân một số việc cần phải thực hiện để tránh thoát vị bẹn tái phát và khi có dấu hiệu tái phát cần đến viện khám lại:

  • Cần ăn thức ăn tránh táo bón.
  • Trong tháng đầu cần sinh hoạt, lao động nhẹ nhàng.
  • Tránh đi xe đạp trong vòng 2 tuần đầu sau mổ.
  • Tránh làm việc nặng trong 2 – 3 tháng đầu sau mổ.

Nếu thấy một số triệu chứng cũ xảy ra (bẹn, bìu to lên, đau vùng bẹn) thì đến viện khám lại.

Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh thoát vị bẹn

Cô Phương Lâm – giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đánh giá vấn đề chăm sóc người bệnh thoát vị bẹn được coi là có kết quả khi :

  • Bệnh nhân đỡ đau bụng trước mổ nếu là thoát vị bẹn nghẹt.
  • Chuẩn bị tốt trước mổ.
  • Sau mổ, vết mổ không chảy máu, không nhiễm khuẩn.
  • Sau mổ, không bí tiểu, không táo bón.
  • Không bị thoát vị bẹn tái phát.

Nguồn: Kiến thức Y học Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Ho đờm do trào ngược dạ dày là gì?

Ho đờm do trào ngược dạ dày là một hiện tượng xảy ra khi axit …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *