Home >> Kiến thức Y Dược >> Điều dưỡng Cao đẳng hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột cơ học

Điều dưỡng Cao đẳng hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột cơ học

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn cơ học của ruột ngăn cản sự di chuyển của một số sản phẩm tiêu hóa. Vậy khi gặp bệnh nhân tắc ruột cơ học, Điều dưỡng Cao đẳng cần làm gì?

Tắc ruột cơ học là gì?

Bài viết được chia sẻ bởi một số chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về phương pháp lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột cơ học

Bước 1: Nhận định toàn trạng bệnh nhân

Trước mổ

  • Toàn thân

+ Tình trạng mất nước

  • Điều dưỡng viên cần quan sát bệnh nhân xem mặt có hốc hác không?
  • Mắt có trũng, môi có khô không?
  • Da có giữ nếp nhăn hay không?
  • Tiếp theo Điều dưỡng viên cần đo các dấu hiệu sinh tồn: mạch có nhanh, huyết áp có tụt hay không?

+ Tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc do viêm phúc mạc, hoại tử ruột.

  • Tinh thần của bệnh nhân có tỉnh không?
  • Điều dưỡng viên cần quan sát xem bệnh nhân da có xanh tái không? vẻ mặt có hốc hác, môi có khô, lưỡi có bẩn không?
  • Dấu hiệu sinh tồn: có mạch nhanh, có sốt cao không? o Bệnh nhân có đi tiểu được không? nếu có số lượng bao nhiêu?
  • Cơn đau: Điều dưỡng Cao đẳng cần hỏi bệnh nhân xem đau âm ỉ hay đau dữ dội? đau từng cơn hay đau liên tục? Đau vị trí nào trên ổ bụng?
  • Nôn: xem bệnh nhân nôn từ khi nào? nôn nhiều hay ít? nôn có liên quan với cơn đau không? nôn ra gì? dịch nôn ra như thế nào màu sắc mùi gì?
  • Hỏi xem bệnh nhân tắc ruột cơ học có trung tiện (xì hơi) được không?
  • Quan sát xem bụng bệnh nhân có trướng không? có dấu hiệu rắn bò, có hình quai ruột nổi không?

Nhận định sau mổ

  • Nhận định toàn trạng

+ Bước đầu tiên, các bạn Điều dưỡng cần xem bệnh nhân đã tỉnh chưa?

+ Tiếp theo Điều dưỡng viên quan tâm đến dấu hiệu mất nước? Có dấu hiệu nhiễm trùng – nhiễm độc không?

+ Nhận định về các chỉ số dấu hiệu sinh tồn?

  • Nhận định vết mổ
  • Nhận định về lưu thông tiêu hoá
  • Quan sát hình thái của bụng bệnh nhân
  • Đánh giá về số lượng nước tiểu


Chăm sóc bệnh nhân tắc ruột cơ học cần lập kế hoạch theo đúng quy trình

Bước 2: Một số vấn đề cần chăm sóc bệnh nhân tắc ruột cơ học

  • Bệnh nhân có sốc, đau bụng dữ dội liên tục.
  • Bệnh nhân sốt cao.
  • Nguy cơ trướng bụng nhiều sau mổ hoặc nguy cơ suy hô hấp.

Bước 3: Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tắc ruột cơ học

Cô Lâm Nhung – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng (Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) chia sẻ và lưu ý đến các bạn Điều dưỡng viên hệ Cao đẳng một số vấn đề trong quá trình thực hiện và lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tắc ruột cơ học tại mục kiến thức y học như sau:

Trước mổ: Về vấn đề này các bạn Điều dưỡng có thể tham khảo như chuẩn bị bệnh nhân trước mổ cấp cứu, ngoài ra còn phải làm một số công việc sau:

  • Đặt ống hút dịch dạ dày cho bệnh nhân và hút liên tục giúp phòng chống trướng bụng.
  • Truyền dịch để bồi phụ nước điện giải chống mất nước.
  • Đo áp lực tĩnh mạch trung ương (bình thường từ 8 – 12 cm nước).
  • Theo dõi lượng nước xuất nhập. Đặt thông tiểu. Bình thường lượng nước tiểu trong 1 giờ từ 50- 60 ml.
  • Làm vệ sinh sạch sẽ da vùng mổ cho người bệnh tắc ruột cơ học.

Sau mổ

  • Bảo đảm thông khí cho bệnh nhân

+ Nếu bệnh nhân còn hôn mê, Điều dưỡng Cao đẳng có thể đặt đầu nghiêng về một bên để đề phòng bệnh nhân có nôn, chất nôn không lọt vào đường hô hấp.

+ Đặt ống Canun Mayor để tránh tụt lưỡi.

+ Hút đờm dãi nếu có để tránh tắc nghẽn đường thở.

  • Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn
  • Theo dõi số lượng nước tiểu đề phòng do thiếu nước, điện giải, đề phòng suy thận.
  • Đặt ống hút dịch dạ dày
  • Trong quá trình truyền dịch, cần đảm bảo tốc độ truyền chính xác. Nhất là bệnh nhân già yếu, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, bệnh hô hấp mạn tính, điều dưỡng cần theo dõi kỹ tránh cho truyền dịch quá nhanh.
  • Thực hiện thuốc theo y lệnh.


 Chăm sóc người bệnh tắc ruột cơ học cần lưu ý những gì?

  • Chăm sóc vết mổ: thay băng hằng ngày giúp tránh nhiễm trùng
  • Chăm sóc ống dẫn lưu: Điều dưỡng cần phải đảm bảo nguyên tắc dẫn lưu vô khuẩn tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
  • Chăm sóc ống thông niệu đạo – bàng quang: Điều dưỡng viên cần đảm bảo nguyên tắc vô trùng để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. Nếu bệnh nhân ổn định, cần rút ống dẫn lưu sớm.
  • Trong tình huống sau mổ tắc ruột mà có dẫn lưu ruột hoặc có hậu môn nhân tạo thì phải chăm sóc hậu môn nhân tạo đúng phương pháp. Chăm sóc vận động sau mổ
  • Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

+ Khi bệnh nhân chưa có nhu động ruột, các bạn Điều dưỡng có thể tiến hành nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

+ Khi bệnh nhân đã có nhu động ruột thì bắt đầu cho uống, sau đó cho ăn từ lỏng tới đặc. Tránh uống nước có ga, trái cây hay sữa sớm vì dễ lên men gây trướng hơi trong ruột.

Giáo dục sức khoẻ

  • Hướng dẫn bệnh nhân nên tự tập thở bụng.
  • Tránh rối loạn tiêu hoá, tránh dùng nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn
  • Nên vận động có thể lao động nhẹ nhàng.
  • Khi nào đau bụng cơn + nôn cần đến bệnh viện khám lại.

Bước 4: Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng

Việc chăm sóc người bệnh tắc ruột cơ học được coi là có kết quả khi hội tụ đủ các yếu tổ như sau:

  • Bệnh nhân đỡ đau bụng và không nôn.
  • Bệnh nhân đỡ trướng bụng.
  • Chuẩn bị tốt bệnh nhân trước mổ.
  • Chăm sóc tốt bệnh nhân sau mổ.

Nguồn: yhanoi.edu.vn

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *