Home >> Kiến thức Y Dược >> Chia sẻ kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ nhỏ

Chia sẻ kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ nhỏ

Đặt kim luồn là một trong các kỹ thuật thường được sử dụng của các Điều dưỡng viên. Bên cạnh đó, Điều dưỡng viên cần thận trọng với kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ nhỏ.

Chia sẻ kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ nhỏKỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ em

Trẻ nhỏ khi nào cần sử dụng kim luồn?

Giảng viên lớp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, ở trẻ nhỏ sử dụng kim luồn là điều cần được ưu tiên. Vì độ tuổi còn nhỏ nên kim cứng dễ gây tổn thương cho trẻ. Một số trường hợp trẻ cần sử dụng kim luôn như:

  • Trẻ có dấu hiệu nguy hiểm. 
  • Tiêm thuốc liên tục hoặc ngắt quãng. 
  • Truyền dịch, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. 
  • Truyền máu và các chế phẩm của máu. 
  • Lấy máu xét nghiệm. 

Điều dưỡng viên chuẩn bị kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ nhỏ

  1. Người thực hiện 01 Điều dưỡng viên : có kiến thức, kỹ năng, tâm lý vững vàng và trang phục đầy đủ theo qui định. 
  2. Phương tiện 

2.1. Dụng cụ vô khuẩn Kim luồn các cỡ phù hợp, chạc 3, dây nối, bơm tiêm các loại. 

2.2. Dụng cụ sạch 

  • Hộp chống sốc. 
  • Găng sạch, băng Opside, băng dính, kéo 
  • Dây garo, đèn soi ven, nẹp cố định, gạc làm ấm vùng ven (nếu cần ). 

2.3. Dụng cụ khác Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải theo quy định. 

2.4. Thuốc, dịch, dung dịch sát trùng 

  • Nước muối sinh lý 0.9%. 
  • Dung dịch sát trùng: cồn 70 độ, betadin 10% ho c cồn Iode 1% ho c dung dịch sát trùng khác như Chlorhexidine 2% (không sử dụng ở trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi).
  • Thuốc bôi tê giảm đau
  1. Trẻ (bệnh nhân)
  • Thông báo về thủ thuật sắp làm cho trẻ và gia đình trẻ nhỏ.
  • Nhận định tình trạng trẻ 
  • Hỏi về tiền sử liên quan đến dị ứng thuốc và các chất khác
  1. Hồ sơ bệnh án: Phiếu ghi chép thủ thuật 

Hỉnh ảnh minh họa kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ em

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ các bước thực hiện kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ

Giảng viên lớp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, các bạn sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng khi thực tập khoa Nhi cần thực hiện kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ đúng trình tự như sau:

  1. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.
  2. Kiểm tra trẻ: Tình trạng trẻ. 
  3. Thực hiện kỹ thuật 
  • Điều dưỡng viên rửa tay, sát khuẩn tay.
  • Thực hiện 5 đúng. 
  • Xác định vị trí đặt kim luồn.
  • Đuổi khí dây nối. 
  • Garo, làm ấm vùng tĩnh mạch dự định đặt kim, đi găng sạch. 
  • Đưa kim luồn vào tĩnh mạch 
  • Tháo garô, nối kim luồn với dây nối, cố định kim luồn. 
  • Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ bệnh án. 

Điều dưỡng viên cần xử trí tai biến như thế nào?

Trong y khoa không thể tránh khỏi một số tai biến, sự cố. Vậy Điều dưỡng viên thực hiện kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ cần xử trí tai biến như sau:

Tai biến sớm 

  • Tụ máu: Đó là kết quả của việc làm vỡ mạch máu trong quá tr nh đưa kim vào và rút kim ra. 
  • Chệch ven: Đưa kim luồn vào tổ chức mô, không vào đúng mạch máu. 
  • Tắc mạch: Do khí, cục máu đông, mảnh đứt của kim luồn xâm nh p vào mạch máu. 
  • Tai biến trong quá trình đặt kim luồn: Đặt nhầm vào động mạch gây co mạch và có thể gây hoại tử tế bào. 
  • Bỏng: Do sử dụng gạc làm ấm vùng dự định đặt kim trước khi tiến hành quy trinh, hoăc do sử dụng cồn Iod hoặc cồn tiêm hoăc dung dịch sát khuẩn khác, sát khuẩn không đúng kỹ thuật.

Tai biến muộn

  • Viêm tại chỗ hoặc viêm tĩnh mạch: có thể do kích thich hoặc do thuốc, hóa chất. 
  • Nhiễm trùng: Do không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện quy trinh kỹ thuật. 
  • Thiếu máu cục bộ hoăcc hoại tử vùng thấp hơn của cơ thể do cố định không đúng. 

 Xử trí:  Rút kim ra lấy lại vị trí khác nếu tụ máu, chệch ven tắc mạch, đặt nhầm động mạch, bỏng.

Thông tin về kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch trẻ có trong chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chính quy. Vì vậy các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu. Thông tin chia sẻ tại đây không áp dụng vào thực tế khi chưa có chỉ dẫn của cán bộ y tế có chuyên môn!

Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ

Check Also

Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không?

Viêm ống tai ngoài, còn được gọi là viêm tai sưng ngoài (otitis externa), là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *