Home >> Kiến thức Y Dược >> Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Covid-19 có thở máy, không sốc

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Covid-19 có thở máy, không sốc

Điều dưỡng viên đứng trước một case bệnh truyền nhiễm Covid-19 cần thực hiện nghiêm túc các tiêu chí cũng như hướng dẫn mà bộ Y tế đề ra theo Quyết định 1344/QĐ-BYT.

Bệnh nhân mắc Covid-19

Lập kế hoạch chăm sóc  người bệnh Covid-19 suy hô hấp nặng

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  cho biết, các bạn Điều dưỡng viên cần lập kế hoạch chăm sóc người bệnh mắc virus corona nCoV-2019 theo các đầu mục sau đây:

  • Hạ thân nhiệt và bù nước và điện giải.
  • Chăm sóc toàn thân (vệ sinh, thay quần áo, …)
  • Đảm bảo hô hấp.
  • Ổn định tuần hoàn.
  • Theo dõi sát diễn biến, phát hiện sớm các biểu hiện nặng của bệnh.
  • Thực hiện y lệnh của bác sĩ, làm xét nghiệm.
  • Dinh dưỡng.
  • Dự phòng biến chứng.
  • Tư vấn giáo dục.

Chăm sóc người bệnh suy hô hấp nặng, thở máy có hoặc không kèm theo sốc (nhóm 3):

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Người bệnh khó thở nhiều, thở gắng sức, tím tái đầu môi và các chi, co kéo cơ hô hấp,  thở oxy không đáp ứng, thở gắng sức, thở máy không xâm nhập thất bại. Người bệnh phải đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập. Hoặc người bệnh tiến triển tụt HA và suy đa tạng.

Đảm bảo hô hấp người bệnh Covid-19 suy hô hấp nặng

  • Theo dõi sát nhịp thở, SpO2:
  • Tình trạng tụt lưỡi, ứ đọng đờm dãi.
  • Nằm nghiêng an toàn, đặt canuyn miệng tránh tụt lưỡi.
  • Phải báo ngay cho bác sĩ nếu thấy người bệnh có phản xạ nuốt kém (để đặt xông dạ dày), ho kém hoặc ứ đọng đờm dãi (để đặt nội khí quản).
  • Hút đờm dãi họng miệng, mũi- hút dịch khí phế quản, chăm sóc ống nội khí quản nếu đã đặt nội khí quản .
  • Chuẩn bị dụng cụ và máy thở, hỗ trợ bác sỹ đặt nội khí quản và cho người bệnh thở máy nếu có chỉ định người bệnh.

Đảm bảo oxy cho người bệnh

Đảm bảo tuần hoàn người bệnh Covid-19 suy hô hấp nặng

  • Theo dõi sát mạch, huyết áp (nhịp độ theo dõi tùy theo tình trạng người bệnh).
  • Dùng thuốc nâng huyết áp hoặc thuốc hạ huyết áp và truyền dịch theo y lệnh bác sĩ.
  • Cần thông báo cho bác sỹ nếu phát hiện thấy nhịp chậm < 60 lần/phút. Hoặc nhanh >120 nhịp/ph), rối loạn nhịp hoặc huyết áp tối đa tụt (>90 mmHg hoặc giảm quá 40 mmHg so với huyết áp nền) hoặc huyết áp quá cao (>160/90 mmHg hoặc tăng thêm trên 40 mmHg so với huyết áp nền).

Thực hiện y lệnh điều trị bệnh nhân covid-19

  • Thực hiện y lệnh truyền dịch, tiêm thuốc, uống thuốc nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
  • Làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phụ giúp bác sỹ làm thủ thuật khi có chỉ định.
  • Đưa người bệnh đi chụp chiếu X-quang, chụp cắt lớp vi tính… phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phân luồng người bệnh.

Phòng chống nhiễm khuẩn cho người bệnh Covid-19 suy hô hấp nặng

  • Đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn khi chăm sóc ống nội khí quản, canuyn mở khí quản.
  • Hút đờm nhẹ nhàng tránh gây thương tích cho khí phế quản. Quan sát máy thở, monitor.
  • Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đặt ống thông bàng quang, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt ở thấp tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
  • Vệ sinh răng miệng.
  • Chú ý giữ vệ sinh da (tắm, gội đầu, vệ sinh bộ phân sinh dục; thay ga trải giường và quần áo thường xuyên).
  • Chăm sóc mắt: thường xuyên rửa mắt, nhỏ mắt bằng các thuốc kháng sinh dùng cho mắt (chloramphenicol 0,4%, cipro nhỏ mắt…); băng mắt và dán mi nếu người bệnh không chớp mắt được.


Phòng chống nhiễm khuẩn cho người bệnh Covid-19 suy hô hấp nặng

Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh Covid-19 suy hô hấp nặng

  • Đặt sonde dạ dày cho ăn; trước khi cho ăn phải đánh giá dịch dạ dày
  • Chế độ ăn đủ calo phù hợp với người bệnh: 25-30 calo/kg/ngày chia 4- 6 bữa (ăn nhạt nếu tăng HA, suy thận, suy tim). Chế độ ăn theo chỉ định Bác sĩ dinh dưỡng – Đảm bảo đủ nước.

Chống loét cho người bệnh Covid-19 suy hô hấp nặng

  • Nằm đệm chống loét hoặc phao giường nếu người bệnh bị bất động nhiều ngày tại giường.
  • Giữ ga trải giường khô, sạch, không có nếp nhăn.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên định kỳ (2-3 h/lần).
  • Xoa bóp và xoa bột talc vào các điểm tì đè, luôn giữ cho da sạch và khô.
  • Nếu đã có vết loét: Cắt lọc, rửa sạch, đắp dinh dưỡng có chỉ định bác sĩ.
  • Nuôi dưỡng đủ calo và protit: chống teo cơ, cứng khớp, tắc mạch.
  • Thường xuyên xoa bóp, tập vận động cho các chi và cơ của người bệnh.
  • Đặt các khớp ở tư thế cơ năng.
  • Đỡ người bệnh dậy sớm khi có thể.

 Điều dưỡng viên cần thực hiện nghiêm túc các y lệnh một cách tự giác (vì người bệnh hôn mê hoàn toàn phó thác tính mạng cho điều dưỡng và các thầy thuốc).

Tài liệu tham khảo nguồn:

  • Quyết định số 1344/QĐ-BYT, ngày 25/03/2020
  • Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương

Được Kiến thức Y Tế Hà NộiTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *