Home >> Kiến thức Y Dược >> Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Covid-19

Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Covid-19

Sau khi đã lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Điều dưỡng viên cần thực hiện nghiêm túc phác đồ chăm sóc kết hợp phác đồ điều trị để bệnh nhân sớm bình phục.

Chăm sóc bệnh nhân Covid-19 theo chuẩn Bộ Y tế

Chăm sóc bệnh nhân có viêm đường hô hấp trên hoặc có viêm phổi nhưng chưa có biểu hiện suy hô hấp (nhóm 1)  

Theo Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  thì giai đoạn 1 này bệnh nhân có triệu chứng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau mỏi người, mệt mỏi, đau cơ… , có viêm phổi và không có dấu hiệu viêm phổi nặng.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân Covid-19

  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở ít nhất 2 lần/ ngày
  • Bệnh nhân có sốt:

+ Hạ nhiệt độ bằng những biện pháp vật lý: chườm mát trán, nách, bẹn nước 37  độ C

+ Thực hiện y lệnh thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Thực hiện y lệnh điều trị cho bệnh nhân Covid-19

  • Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, cận lâm sàng, thăm dò đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện y lệnh truyền dịch, tiêm thuốc, uống thuốc, đầy đủ và đúng giờ.
  • Phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật khi có chỉ định.

Chăm sóc toàn thân cho bệnh nhân Covid-19

  • Nghỉ ngơi tại giường, phòng dịch bệnh Covid-19 cần đảm bảo thông thoáng, có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc những biện pháp khử trùng phòng bệnh khác.
  • Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng thông thường.
  • Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

Theo dõi diễn biến và phát hiện dấu hiệu bệnh nặng:

  • Phát hiện sớm dấu hiệu suy hô hấp và suy tuần hoàn.
  • Đối với những trường hợp tuổi cao trên 65 tuổi, có bệnh mạn tính từ trước như bệnh tim mạch, bệnh phổi mãn tính, đái tháo đường, K… cần theo dõi sát hơn những bệnh nhân thông thường khác.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19

Trong giai đoạn chăm sóc bệnh nhân Covid-19, các giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, Điều dưỡng viên cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng

  • Cung cấp suất ăn tại giường cho từng bệnh nhân trong thời gian cách ly.
  • Suất ăn đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Chế độ ăn phù hợp với từng bệnh nhân, được chỉ định của Bác sĩ dinh dưỡng.

Tư vấn cho bệnh nhân Covid-19

  • Động viên tinh thần, hướng dẫn về bệnh để bệnh nhân yên tâm điều trị (Dùng bảng biểu; tư vấn trực tiếp điện thoại).
  • Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có màu sắc và biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh.
  • Phối hợp với cán bộ y tế lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm sàng lọc.
  • Sau khi ra viện:

+ Bệnh nhân nên được ở trong phòng riêng thông thoáng, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, ăn riêng, hạn chế tiếp xúc với người nhà (Trường hợp có tiếp xúc với người nhà đảm bảo an toàn).

+ Bệnh nhân cần theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ ngày trường hợp thân nhiệt cao hơn 38 ͦ độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác phải đến khám lại ngay tại những cơ sở y tế.

Người bệnh Covid có thể sốt cao trên 38 độ C

Chăm sóc bệnh nhân có tổn thương phổi có suy hô hấp (nhóm 2)

  • Bệnh nhân có biểu hiện sốt hoặc nhiễm trùng hô hấp, kèm theo bất kỳ một dấu hiệu sau: nhịp thở >30 lần/phút, khó thở nặng hoặc SpO2 ≤ 93% khi thở khí phòng.
  • Trẻ nhỏ:

Ho hoặc khó  thở và có ít nhất một trong những biểu hiệu sau đây: tím tái hoặc SpO2  ≤ 90%, suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực).

Đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân Covid-19

  • Cho nằm đầu cao, thông thoáng đường thở.

+ Ở người lớn tuổi trường hợp có những dấu hiệu cấp cứu (khó thở, thở gắng sức, tím tái, giảm thông khí phổi, người già có thể biểu hiện rối loạn ý thức) cần làm thông thoáng đường thở và cho thở ô xy ngay để đạt đích SpO2 > 94% trong quá trình hồi sức. Cho thở oxy qua gọng mũi (2 – 4 lít/phút) hoặc mask thông thường, hoặc mask có túi dự trữ, với lưu lượng ban đầu là 5 lít/phút và tăng lên tới 10-15 lít/phút trường hợp cần. Khi bệnh nhân ổn định hơn, điều chỉnh để đạt đích SpO2 > 90% cho người lớn, và SpO2 > 92% – 95% cho phụ nữ mang thai (chú ý thực hiện y lệnh thở ô xy của Bác sĩ). Báo ngay bác sĩ xử trí.

+ Với trẻ em, trường hợp trẻ có những dấu hiệu cấp cứu như khó thở nặng, thở rên, rút lõm lồng ngực, tím tái, sock, hôn mê, co giật…, cần cung cấp oxy trong quá trình cấp cứu để đạt đích SpO2 > 94%. Khi tình trạng trẻ ổn định, điều chỉnh để đạt đích SpO2 > 90%. Báo ngay bác sĩ xử trí.

  • Theo dõi sát những dấu hiệu lâm sàng, tiến triển tổn thương của phổi để phát hiện sớm những dấu hiệu nặng, thất bại với liệu pháp oxy để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân Covid-19

  • Theo dõi sát nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ của bệnh nhân ít nhất 6 lần/24h
  • Đo Bilan dịch vào ra trong ngày, để đảm bảo cân bằng dịch và điện giải.

Thực hiện y lệnh điều trị cho bệnh nhân Covid-19

  • Điều dưỡng viên thực hiện y lệnh truyền dịch, tiêm thuốc, uống thuốc nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
  • Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật khi có chỉ định.
  • Đưa bệnh nhân đi chụp chiếu X-quang, chụp cắt lớp vi tính… phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phân luồng bệnh nhân.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19

– Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. Với những bệnh nhân nặng nguy kịch, áp dụng hướng dẫn dinh dưỡng của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc đã ban hành và chỉ định của Bác sĩ Dinh dưỡng.

Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân Covid-19

  • Động viên tinh thần của bệnh nhân, để bệnh nhân yên tâm điều trị. (Bảng biểu/tư vấn trực tiếp điện thoại).
  • Sau khi bệnh nhân hết sốt thì cần phải tăng hoạt động thể lực từ từ. Hướng dẫn cho bệnh nhân tập thở sâu, tập ho để có thể làm sạch đường thở, giãn nở phổi.
  • Khuyên bệnh nhân ăn uống bồi bổ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hướng dẫn bệnh nhân những biểu hiện nặng của bệnh để bệnh nhân có thể theo dõi cơ thể mình, thấy có bất thường báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời.

Dịch bệnh Covid-19 chưa hết vì vậy sau điều trị cần cách ly thêm 14 ngày

Thông tin về việc lập kế hoạch chăm sóc và tiến hành chăm sóc người bệnh mắc Covid-19 hoàn toàn dựa trên tài liệu y khoa được xác minh và dẫn nguồn từ Quyết định số 1344/QĐ-BYT.

Được Kiến thức Y học Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  tổng hợp chia sẻ đến các bạn chuyên ngành Cao đẳng Điều dưỡng!

Check Also

Nam giới học Cao đẳng Y Dược nên học chuyên ngành nào?

Nam giới học Cao đẳng Y Dược thuộc lĩnh vực y tế và chăm sóc …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *