Thuốc Loratadin được sử dụng trong điều trị dị ứng, mày đay,… Để đảm bảo hiệu quả sử và một số tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.
- Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Transamin Tab 500mg là gì?
- Dược sĩ giải đáp: Thuốc Fexofenadin 60 có công dụng gì?
- Thuốc Pracetam sử dụng như thế nào là an toàn và hiệu quả?
Dược sĩ Cao đẳng Dược hướng dẫn sử dụng thuốc dị ứng Loratadin
1. Tác dụng của thuốc Loratadin là gì?
Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ: Thuốc Loratadin được bào chế dưới dạng viên nén 10mg nên còn được gọi là thuốc Loratadin 10mg. Ngoài ra, thuốc Loratadin còn được bào chế dưới dạng siro. Thành phần hoạt chất chính của thuốc là Loratadin. Loratadin là thuốc đối kháng thụ thể piperidine histamin H1, có đặc tính chống dị ứng. Loratadin giúp ngăn ngừa một số triệu chứng do hoạt động của histamin trên cơ trơn đường tiêu hóa, cơ trơn phế quản, mao mạch: Co thắt phế quản, giãn mạch, tăng tính thấm của mao mạch.
Vậy thuốc Loratadin 10mg có tác dụng gì? Thuốc dị ứng Loratadin là một thuốc kháng histamin, thường được sử dụng trong điều trị:
- Viêm mũi dị ứng: Với triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi và sổ mũi;
- Viêm kết mạc dị ứng: Với biểu hiện ngứa mắt và nóng mắt;
- Mày đay, rối loạn dị ứng da.
Ngoài ra, thuốc Loratadin còn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng trong một số trường hợp khác.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Loratadin: Người quá mẫn với thành phần của thuốc và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
2. Cách sử dụng và liều sử dụng thuốc Loratadin
Cách sử dụng: Sử dụng thuốc Loratadin đường uống, có thể cùng hoặc không cùng với thức ăn.
Liều sử dụng:
- Với người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi: Sử dụng liều 10mg/ngày, tương đương 1 viên thuốc Loratadin 10mg/ngày;
- Với người suy gan hoặc suy thận: Giảm nửa liều, tương đương 1/2 viên thuốc Loratadin 10mg/ngày hoặc sử dụng 1 viên Loratadin 10mg/lần/2 ngày;
- Với trẻ nhỏ 6 – 12 tuổi: Trường hợp trẻ trên 30kg thì uống 1 viên/lần/ngày. Trường hợp trẻ dưới 30mg thì uống 1/2 viên/lần/ngày;
- Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác định.
Người bệnh nên báo cho bác sĩ trường hợp một số triệu chứng dị ứng không cải thiện sau 3 ngày điều trị với thuốc Loratadin hoặc tình trạng phát ban kéo dài trên 6 tuần. Trường hợp tình trạng trở nên tệ hơn hoặc người bệnh mắc một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như dị ứng phản ứng, phản vệ thì người bệnh nên đến bệnh viện ngay.
Quá liều: Sử dụng Loratadin (thành phần của thuốc Loratadin) quá liều có thể làm tăng nguy cơ xảy ra một số triệu chứng liệt thần kinh đối giao cảm như ngủ gà, nhịp tim nhanh, đau đầu,… Khi sử dụng thuốc quá liều, người bệnh cần được điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, duy trì một số biện pháp này tới khi không cần nữa. Có thể cho người bệnh sử dụng than hoạt tính hòa với nước. Trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Dược chất lượng cao
Quên liều: Trường hợp quên sử dụng 1 liều thuốc Loratadin, người bệnh nên được sử dụng càng sớm càng tốt. Trường hợp gần với liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên, sử dụng liều tiếp theo đúng như kế hoạch.
3. Thận trọng khi sử dụng thuốc Loratadin
Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trước và trong khi sử dụng thuốc Loratadin, người bệnh cần lưu ý:
- Trước khi sử dụng thuốc, nên báo cho bác sĩ trường hợp bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bạn đang sử dụng một số loại thuốc khác, bạn định sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, bạn đang hoặc từng mắc suy gan hoặc suy thận, bạn phải thực hiện một số công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe hoặc vận hành máy móc;
- Để đảm bảo an toàn, không nên sử dụng thuốc Loratadin ở phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú;
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Loratadin cho một số người bệnh thiếu men lactase, kém hấp thu glucose-galactose, không dung nạp được galactose;
- Một số người khi sử dụng thuốc Loratadin có thể bị buồn ngủ nên cần thận trọng trường hợp lái xe, vận hành máy móc.
Nguồn: yhanoi.edu.vn tổng hợp và chia sẻ