Home >> Kiến thức Y Dược >> Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sốc chấn thương

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sốc chấn thương

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sốc chấn thương. Thông tin tham khảo có trong bài chia sẻ sau đây!

Khi gặp người bệnh sốc chấn thương cần làm gì?

Nhận định người bệnh sốc chấn thương

  • Điều dưỡng viên nhận định tình trạng chung xem người bệnh có vật vã không? (vật vã biểu hiện thiếu oxy não).
  • Dấu hiệu sinh tồn của người bệnh: mạch có nhanh, huyết áp có giảm không? chênh lệch nhiệt độ giữa trung tâm và ngoại vi? có rối loạn nhịp thở không?
  • Có giảm cảm giác không?
  • Trạng thái thần kinh của người bệnh có thờ ơ với xung quanh không?
  • Da niêm mạc của người bệnh có xanh không? có vã mồ hôi? Có nổi vân tím trên da người bệnh không?
  • Nhận định số lượng nước tiểu của người bệnh?
  • Tại chỗ vết thương là loại gì? Mức độ mất máu?

Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh sốc chấn thương

Giảng viên Cao đẳng điều dưỡng chính quy chia sẻ và tổng hợp từ một số tài liệu về cách lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc như sau:

  • Điều dưỡng viên chú ý dấu hiệu sinh tồn: 2 đến 5 phút một lần (tuỳ thuộc vào tình trạng của người bệnh), đánh giá mức độ khó thở: đảm bảo đường thở phải được lưu thông, đếm tần số thở, biên độ thở.
  • Đo độ bão hoà nồng độ oxy trong mạch máu (SpO2) của người bệnh, độ bão hoà nồng độ oxy trong máu động mạch (SaO2). Trường hợp có khó thở, cho người bệnh nằm đầu thấp, thở oxy.
  • 3-5 phút một lần chú ý mạch, huyết áp cùng với CVP, màu sắc đầu ngón tay và tình trạng da và niêm mạc đánh giá mức độ mất máu của người bệnh.
  • Truyền dịch là tối cần thiết và phải làm ngay trong thời điểm sóc, có thể truyền một hoặc nhiêu đường nhằm đảm bảo có đường truyên tốt cho người bệnh sốc chấn thương giúp bệnh nhân được bù lại khối lượng tuần hoàn.
  • Điều dưỡng viên cần đảm bảo đủ ấm cho người bệnh.
  • Chú ý nước tiểu qua ống thông bàng quang về màu sắc và số lượng.
  • Hoàn thành những xét nghiệm cần thiết trong đó có : xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm số lượng hồng cầu, xét nghiệm bạch cầu, xét nghiệm tiểu cầu, xét nghiệm hematocrit, huyết cầu tố, điện giải, xét nghiệm urê huyết, xét nghiệm Fibrinogen, prothrombin và glucose.
  • Lập biểu đồ ghi thời gian bị sốc của bệnh nhân. Số lượng mất máu và những dịch thể khác của cơ thể người bệnh bị mất. Diễn biến của chỉ số sinh tồn kèm nước tiểu. Lượng máu và dịch vào cơ thể, diễn biến của CVP, những thuốc dùng cho bệnh nhân sốc chân thương trong quá trình điêu trị bệnh.
  • Xác định khoảng cách nhiệt độ cơ thể ở da và hậu môn người bệnh cho biết mức độ co mạch trong sốc (cao hơn nhiệt độ ở da là 0,5 độ C). Khi sốc chấn thương thì khoảng cách nhiệt độ ở da thấp hơn nhiệt độ hậu môn thông thường từ 1 đến 2 độ C, sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ càng lớn thể hiện sư co mạch ngoại vi càng nhiều, sốc càng nặng.
  • Giảm đau cho người bệnh sốc chấn thương bằng cách bất động gãy xương, tiêm thuốc giảm đau theo y lệnh từ bác sĩ.
  • Vệ sinh tại chỗ vết thương và toàn trạng.
  • Điều dưỡng viên cần sử dụng thuốc kháng sinh đê phòng nguy cơ nhiễm trùng theo y lệnh của bác sĩ.

 

Truyền máu cho người bệnh sốc chấn thương khi cần thiết

Đánh giá thoát sốc chấn thương của người bệnh

Giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ các tiêu chí đánh giá thoát sốc chấn thương của người bệnh như sau:

  • Huyết áp động mạch tối đa và tối thiểu cùng đó là CVP trở về bình thường và giữ ở mức ổn định trong 2-3h liên. Mạch trở về bình thường, tim đập rõ.
  • Số lượng nước tiểu trong 24h bình thường (trên 1ml/kg/h). Tỷ trọng nước tiểu bình thường. Trong máu thì các chỉ số urê, creatinin trở về bình thường.
  • Người bệnh thở sâu, đều, không khó thở (SpO2 trên 98%).
  • Da niêm mạc ấm, trở về màu sắc bình thường.
  • Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo.
  • Các xét nghiệm máu: PH máu, dự trữ kiềm, urê máu, kali máu trở về bình thường. Số lượng hồng cầu, hematocrit… gần trở về bình thường.

Thông tin về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốc chấn thương tại mục kiến thức y khoa chỉ mang tính chất tham khảo! Không áp dụng vào lâm sàng khi chưa qua phê duyệt!

Nguồn yhanoi.edu.vn tổng hợp

   

Check Also

So sánh cử nhân Điều dưỡng hệ Cao đẳng và Đại học

Chuyên ngành Điều dưỡng hiện nay có hai hệ đào tạo chính là cử nhân …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *