Home >> Kiến thức Y Dược >> Giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh hướng dẫn kiểm tra rau thai

Giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh hướng dẫn kiểm tra rau thai

Kiểm tra bánh rau là thủ thuật cuối cùng nhằm kiểm tra xem rau còn sót hay có bất thường nào không. Giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh hướng dẫn kiểm tra rau thai như sau.

Khi nào nữ Hộ Sinh cần kiểm tra rau thai

Kiểm tra rau thai là gì?

Trả lời tại mục kiến thức y dược, giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Kiểm tra rau là thao tác quan sát các mặt múi, mặt màng của bánh rau, các màng rau, dây rốn có bình thường không và có sót rau, sót màng không.

Cần chuẩn bị gì khi kiểm tra rau thai?

Một khay to, phẳng hoặc một chậu đựng rau khi rau ra.
Găng tay, bông, gạc cần cho việc lau thấm máu khi kiểm tra.

Quy trình kiểm tra rau thai

Kiểm tra màng rau

  • Quan sát màng rau và đánh giá xem đủ hay thiếu.
  • Quan sát vị trí lỗ rách màng ối.
  • Với trường hợp sinh đôi cần bóc tách phần màng để đánh giá 1 hay 2 bánh rau.
  • Quan sát vị trí bám của dây rốn: bám trung tâm, bám cạnh hay bám màng.
  • Quan sát các mạch máu từ chân dây rốn đi ra đến tận mép bánh rau để phát hiện bánh rau phụ.

Kiểm tra bánh rau

Lật bánh rau để lộ mặt múi, lau sạch máu cục sau đó lần lượt kiểm tra:
Đánh giá chất lượng bánh rau: có các ổ nhồi máu, các ổ lắng đọng calci, tình trạng rau có bị xơ hóa hay không.
Quan sát kĩ các múi rau từ trung tâm ra xung quanh xem có bị khuyết không?

Kiểm tra dây rốn

Tìm xem có bị thắt nút, xoắn vặn, màu sắc, kích thước…
Quan sát mặt cắt của dây rốn, kiểm tra các mạch máu rốn.
Đo độ dài dây rốn, đo hai phía (phía bám vào bánh rau và phía bám vào rốn sơ sinh).
Kết thúc phần kiểm tra, thông báo kết quả cho sản phụ biết và giải thích những điều cần thiết nếu có những bất thường cần phải xử trí tiếp.
Giúp sản phụ đóng khăn vệ sinh và mặc váy, áo.

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi

Ngay khi kiểm tra rau, phải đếm mạch và đo huyết áp, ghi hồ sơ.
Trước khi chuyển sản phụ về buồng hậu sản cũng phải theo dõi và ghi lại trong hồ sơ tình trạng mạch, huyết áp, mức độ chảy máu, co hồi tử cung và toàn trạng.

Hình ảnh rau thai 

Xử trí

Trường hợp sau khi rau ra bị băng huyết
Kiểm soát tử cung rồi cho thuốc co hồi tử cung, kháng sinh và hồi sức (nếu cần).
Trường hợp sót rau hoặc sót nhiều màng rau (trên 1/4 màng bị sót)
Nếu không băng huyết: tại tuyến xã/phường: chuyển sản phụ lên tuyến trên. Tại tuyến trên: kiểm soát tử cung lấy rau và màng bị sót rồi tiêm thuốc co hồi tử cung và kháng sinh.
Nếu có băng huyết: tiến hành hồi sức, cầm máu cơ học, kiểm soát tử cung, tiêm thuốc co tử cung và dùng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.

Học Cao đẳng Hộ Sinh ở đâu Hà Nội năm 2021?

Thí sinh muốn tìm địa chỉ học Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội có thể đăng ký học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Đây là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực đào tạo Cao đẳng Y dược nói chung và ngành Cao đẳng Hộ sinh nói riêng.

Khi theo học Cao đẳng Hộ sinh tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sinh viên được đào tạo bài bản từ kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực hành để sau khi tốt nghiệp trở thành nữ Hộ sinh giỏi, có khả năng làm được việc ngay và có việc làm.

Thí sinh có nguyện vọng và yêu thích chuyên ngành Cao đẳng Hộ Sinh có thể liên hệ về Văn phòng tuyển sinh Trường Cao đẳng Y dược Pasteur như sau:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296

Nguồn: Thực Hành Lâm Sàng Sản Phụ Khoa (ĐHYKPNT) – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *