Home >> Kiến thức Y Dược >> Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn kỹ thuật rửa dạ dày

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn kỹ thuật rửa dạ dày

Rửa dạ dày là dùng nước hay thuốc để rửa sạch dạ dày qua ống faucher hay ống levine. Sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng thực hiện kỹ thuật rửa dạ dày lưu ý điểm gì?

Hướng dẫn kỹ thuật rửa dạ dày

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ mục đích của kỹ thuật rửa dạ dày

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, kỹ thuật rửa dạ dày là một kỹ thuật được áp dụng thường xuyên tại khoa tiêu hóa với những trường hợp đặc biệt với mục đích như sau:

  • Loại trừ các chất ứ đọng hoặc chất độc gây kích thích dạ dày trong các trường hợp:
  • Giãn dạ dày, tắc ruột.
  • Nôn mửa không cầm được (viêm tụy cấp).
  • Làm giảm nồng độ acid quá đậm đặc trong dạ dày.
  • Làm sạch dạ dày.

Kỹ thuật rửa dạ dày được chỉ định khi nào?

  • Ngộ độc.
  • Trước khi giải phẫu dạ dày.
  • Nôn mửa không cầm sau giải phẫu.

Chống chỉ định của kỹ thuật rửa dạ dày

  • Tổn thương thực quản do bị phỏng.
  • Dãn tĩnh mạch thực quản do bệnh lý (xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa).
  • Ngộ độc acid hoặc base mạnh.
  • Ngộ độc quá 6 giờ.
  • Tổn thương niêm mạc dạ dày: xuất huyết tiêu hóa.

Điều dưỡng viên chuẩn bị dụng cụ và dung dịch rửa

  • Ống faucher hoặc tube levine

 Dung dịch:

  • Nước uống được
  • Nước muối sinh lý 0,9%
  • Natri bicarbonat
  • Lòng trắng trứng
  • Nhiệt độ: 37-40 độ C

Tư thế rửa dạ dày

Cho bệnh nhân nằm đầu thấp khoảng 15 độ, mặt nghiêng một bên.

Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch rửa dạ dày

Một số lưu ý trong kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân rửa dạ dày

Nhận định

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ mục đích của kỹ thuật rửa dạ dày: chuẩn bị phẫu thuật, ngộ độc, nôn ói nhiều sau phẫu thuật, tăng tiết acid dạ dày.

  • Tổng trạng, tuổi, giới, da, niêm mạc.
  • Tình trạng tri giác (tỉnh, lơ mơ, mê), co giật, dấu sinh hiệu (hơi thở, huyết áp).
  • Trường hợp bệnh nhân ngộ độc: cần nhận định loại chất độc.
  • Thời gian ngộ độc (trường hợp có).
  • Trường hợp bệnh nhân nặng cần có người phụ giúp.

Lưu ý khi can thiệp và chăm sóc

Rửa dạ dày là thủ thuật có thể gây những tai biến và rất khó chịu cho người bệnh, do đó người điều dưỡng cần giải thích và trấn an tinh thần bệnh nhân để họ hợp tác và không cắn ống, vì phương pháp này rất khó chịu.

Khi bệnh nhân ngộ độc bởi thuốc trừ sâu và chloroquin, các bạn sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng trong quá trình thực hành tại khoa tiêu hóa cần phải rửa cẩn thận và chuẩn bị dụng cụ cấp cứu bên cạnh cùng sự hiện diện của bác sĩ hoặc điều dưỡng trưởng giám sát. Dưới đây là một số lưu ý cần ghi nhớ:

  • Trong lúc rửa luôn luôn quan sát tình trạng người bệnh.
  • Phải ngưng rửa ngay khi bệnh nhân kêu đau bụng hay có máu trong nước chảy ra đồng thời báo ngay với bác sĩ.
  • Rửa dạ dày với động tác nhẹ nhàng tránh kích thích bệnh nhân gây nôn ói dẫn đến sặc.
  • Trường hợp cần xét nghiệm tìm chất ngộ độc nên lấy dịch rửa ra lần đầu tiên.
  • Trường hợp bệnh nhân hôn mê, nên dùng ống thông nhỏ hơn để động tác rửa được nhẹ nhàng, có thể dùng tube levine để rửa.
  • Bệnh nhân có thể nôn ói làm ống tụt ra cùng với dịch trong dạ dày, trường hợp này là có thể do ta cho lượng nước rửa quá nhiều trong một lần rửa (>500ml) nên cho bệnh nhân súc miệng lại và nghỉ vài phút rồi mới đặt lại để rửa.
  • Một lần cho nước vào không được quá 500ml, phễu cách dạ dày bệnh nhân khoảng 15-20cm, trước khi nước hết trong phễu, hạ thấp phễu xuống để áp dụng theo hệ thống bình thông nhau nước sẽ chảy ra ngoài dễ dàng.

Lưu ý: Giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng khuyến cáo các bạn sinh viên khi thực hành tại khoa tiêu hóa, thực hiện kỹ thuật này cần thận trọng khi rửa phải cho nước vào liên tục tránh hơi vào dạ dày dể gây chướng bụng làm bệnh nhân khó chịu và nôn ói.

Dụng cụ dùng trong kỹ thuật rửa dạ dày 

Lưu ý nguy cơ hít sặc, viêm phổi hít do hít phải dịch từ dạ dày trào lên

  • Bệnh nhân có thể ho và thường hay nôn mửa khi ống chạm vào hầu, nên bảo bệnh nhân hít thở sâu bằng miệng để làm giảm bớt co thắt thực quản và phản xạ nôn.
  • Chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới được cho nước vào rửa.
  • Khi bệnh nhân khó chịu hoặc tím tái cần rút ống ra ngay.

Lưu ý nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do tổn thương niêm mạc thực quản hoặc dạ dày

  • Khi đặt ống cần nhẹ nhàng, không nên dùng sức.
  • Khi rửa trường hợp thấy có máu chảy ra thì rút ống ra ngay.

Kỹ thuật rửa dạ dày là một trong các kỹ thuật cơ bản được giảng dạy trong môn Điều dưỡng cơ sở (cơ bản 1). Thông tin được trích dẫn từ tài liệu “Điều dưỡng cơ bản Tập 1 | NXB Y Học” chỉ mang tính tham khảo. Sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cần tham vấn giảng viên trước khi áp dụng.

Y Hà Nội 2020 Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *