Home >> Kiến thức Y Dược >> Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc lỗ mở khí quản

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc lỗ mở khí quản

Công việc chăm sóc rửa lỗ mở khí quản, thay hoặc vệ sinh canuyn tại chỗ cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Điều dưỡng viên cần lưu ý gì khi thực hiện?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc lỗ mở khí quản

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur hướng dẫn một số bước chăm sóc lỗ mở khí quản trong bộ môn kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản như sau:

Chuẩn bị điều dưỡng, người bệnh và dụng cụ

Điều dưỡng viên

  • Thay băng, rửa lỗ mở khí quản, khí dung: điều dưỡng, kỹ thuật viên.
  • Thay hoặc vệ sinh canuyn: bác sỹ.

Chuẩn bị dụng cụ

  • Bộ dụng cụ hút đờm.
  • Bộ dụng cụ thay băng.
  • Bộ dụng cụ thay canuyn mở khí quản.
  • Máy và mặt nạ khí dung.

Người bệnh

  • Người bệnh trước khi được chăm sóc sẽ được giải thích trước để yên tâm hợp tác.

Hồ sơ bệnh án

  • Điều dưỡng viên cần ghi đầy đủ chỉ định, ngày giờ làm thủ thuật.

Lỗ khí quản là gì?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn các bước chăm sóc lỗ mở khí quản

Trong quá trình chăm sóc lỗ khí quản, Điều dưỡng viên cần thực hiện đúng các bước theo đúng như chương trình giảng dạy như sau:

Thực hiện kỹ thuật

  • Hút đờm: Hút sạch đờm ngay trước khi chăm sóc lỗ mở khí quản.
  • Thay băng, rửa vết mổ.
  • Thay băng, rửa vết mổ mở khí quản 2-3 lần trong ngày đầu, sau đó 1 ngày/lần.
  • Tháo bỏ băng, gạc cũ.
  • Sát trùng lỗ mở khí quản bằng cồn iod, sau đó sát trùng bằng cồn 700.
  • Vệ sinh hết chất tiết, nhầy, mủ ở lỗ mở khí quản.
  • Sát trùng lại trước khi thay băng, gạc mới.
  • Dùng gạc mới phủ kín xung quanh lỗ ống mở khí quản.
  • Dùng dây gạc buộc cố định canuyn khí quản.

Thay canuyn:

Thực hiện kỹ thuật:

  • Rửa tay.
  • Sau khi cố định ống ngoài, mở khóa của ống trong, rồi rút nhẹ nòng trong của canuyn ra.
  • Ngâm nòng ống vào cốc nước oxy già vài phút để tan dịch đờm, máu, sau đó dùng bàn chải nhỏ chà cho sạch. Nếu là canuyn nhựa thì đem ngâm vào dung dịch dakin hoặc benzalkonium 1/750 trong ít nhất 2 giờ, sau đó tráng bằng nước cất. Nếu là canuyn bạc Krishaber có thể đem hấp, sấy khô hoặc đun sôi.
  • Lau canuyn bằng gạc, đặt ống lại,vặn khóa cố định nòng trong của canuyn.
  • Lấy ra gạc hình chữ Y băng ống thông lần trước.
  • Dùng que bông tẩm thuốc sát khuẩn, nhẹ tay lau sạch vết mở lỗ khí quản sau 30 giây, dùng que bông tẩm nước muối sinh lý lau lại vết mở lỗ khí quản.
  • Băng vải gạc hình chữ Y sạch cho ống thông.
  • Khi dây cột ống bị lỏng, bẩn, tháo ra buộc lại cho vừa hoặc đổi lại dây khác.
  • Các thao tác khác xin xem thêm bài thay canuyn mở khí quản.

Hình ảnh lỗ khí quản

Điều dưỡng viên cần lưu ý tai biến và xử trí

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ, trong quá trình chăm sóc vết thương có thể sẽ gặp một số biến chứng như sau:

  • Tụt canuyn: xem bài thay canuyn mở khí quản
  • Nhiễm khuẩn khí phế quản phổi: lấy dịch phế quản làm kháng sinh đồ sau đó cho kháng sinh phổ rộng, điều chỉnh sau khi có kết quả kháng sinh đồ.
  • Tắc đờm: đờm quánh do không khí khô và người bệnh bị mất nước. Xử trí: bồi phụ đủ nước cho người bệnh, làm ẩm không khí thở vào bằng cách làm ẩm miếng gạc phủ trên canuyn hoặc nếu người bệnh thở máy phải luôn kiểm tra lượng nước trong bình làm ẩm.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ

Check Also

Học Cao đẳng Y Dược ra trường có làm Nhân viên y tế học đường được không?

Nhân viên y tế tại trường học đóng vai trò quan trọng trong việc chăm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *