Home >> Kiến thức Y Dược >> Điều dưỡng Pasteur chia sẻ các kỹ thuật tiêm được ứng dụng trong lâm sàng

Điều dưỡng Pasteur chia sẻ các kỹ thuật tiêm được ứng dụng trong lâm sàng

Là người điều dưỡng viên các bạn cần lắm chắc các kỹ thuật tiêm cơ bản, có thể ứng dụng trong lâm sàng tại các bệnh viện, trung tâm và trạm y tế xã. Vậy hiện nay có bao nhiêu kỹ thuật tiêm?

 Có bao nhiêu kỹ thuật tiêm da trong lâm sàng?

 Có bao nhiêu kỹ thuật tiêm da trong lâm sàng?

Điều dưỡng Cao đẳng có vai trò gì?

Điều dưỡng là một ngành nghề thuộc hệ thống các ngành y tế giữ vai trò chăm sóc sức khỏe cho người bệnh từ khi điều trị cho đến khi phục hồi (khỏi bệnh) nhằm đảm bảo sức khỏe cho người bệnh giảm nguy cơ sang chấn. Điều dưỡng viên – một ngành nghề đặc thù của ngành y tế. Hiện nay có rất nhiều bộ phận nhỏ của ngành Điều dưỡng như: Điều dưỡng Nhi, Điều dưỡng Nha khoa, Điều dưỡng Hộ sinh,….

Công việc của các bạn Điều dưỡng không chỉ hằng ngày chăm sóc người bệnh, theo dõi sức khỏe, phục hồi điều trị mà còn là cầu nối thông tin giữa bác sĩ với người bệnh.

Các bạn sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng (đặc biệt là các sinh viên Điều dưỡng Cao đẳng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế, phòng khám, các trung tâm chăm sóc sức khỏe và cơ sở y tế tư nhân. Bài viết sau đây, các giảng viên tại Khoa Điều dưỡng – Trường CĐ Y Dược Pasteur hướng dẫn các bạn các kĩ thuật tiêm hiện hành nhất đang được áp dụng trong các bệnh viện, trạm xá,…

Các kỹ thuật tiêm thường dùng trong lâm sàng

Tiêm trong da ( Intradermal = ID )

Tiêm vào lớp thượng bì có tác dụng tiêm ngừa, thử phản ứng thuốc hoặc để điều trị.

  • Kim : cỡ số 26 – 27G, dài khoảng : 0,6 – 1, 3 cm.

Tiêm 1 góc khoảng 15 độ so với bề mặt của da.

  • Vị trí tiêm: thường ở 2 bên bả vai ( cơ Del-ta ) hoặc 1/3 trên mặt trong cẳng tay.
  • Kỹ thuật tiêm:
  1. Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
  2. Bộc lộ vùng tiêm.
  3. Xác định vị trí tiêm.
  4. Mang găng tay sạch.
  5. Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5 cm, theo hình xoắn ốc.
  6. Sát khuẩn tay lại.
  7. Đuổi hết bọt khí.
  8. Căng da, để mặt vát kim lên trên, đâm kim 1 góc 15 độ so với bề mặt của da.
  9. Bơm 1/10ml thuốc ( nổi phồng rộp da cam ).
  10. Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
  11. Khoanh tròn nơi tiêm nếu thử phản ứng thuốc sau 15 phút xem lại ).
  12. Tháo găng tay.
  13. Dặn người bệnh không được chạm nơi vùng tiêm.Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người
  14. bệnh tiện nghi.
  15. Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ. 

Tiêm dưới da ( Subcutaneous = SC )

Tiêm dưới da ( Subcutaneous = SC )

Tiêm dưới da ( Subcutaneous = SC )

Tiêm vào mô liên kết lỏng lẻo dưới da

  • Kim: cỡ số 25G, dài khoảng: 1 – 1,6 cm
  • Tiêm: trung bình 1 góc 45 độ so với bề mặt của da, nhưng nếu với người bệnh mập có thể tiêm 1 góc 90 độ, còn với người bệnh gầy ốm có thể tiêm 1 góc từ 15 – 30 độ so với bề mặt của da..
  • Vị trí tiêm: thường ở 2 bên bả vai ( cơ Delta ), xung quanh rốn hoặc 1/3 mặt ngoài trước đùi. 
  • Các giảng viên Y Dược chia sẻ 15 bước Kỹ thuật tiêm dưới da tại mục tin y dược như sau:
  1. Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
  2. Bộc lộ vùng tiêm.
  3. Xác định vị trí tiêm.
  4. Mang găng tay sạch.
  5. Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5cm, theo hình xoắn ốc.
  6. Sát khuẩn tay lại.
  7. Đuổi hết bọt khí.
  8. Véo da, đâm kim 1 góc 45 độ so với bề mặt của da.
  9. Rút pittong kiểm tra không có máu, bơm thuốc chậm và quan sát nét mặt
  10. người bệnh.
  11. Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
  12. Đặt bông gòn khô lên nơi tiêm xoa nhẹ vùng tiêm.
  13. Tháo găng tay.
  14. Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người bệnh tiện nghi.
  15. Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ. 

Tiêm bắp ( Intramuscular = IM )

  • Kim: cỡ số 21 – 23G, dài khoảng: 2,5 – 4 cm
  • Tiêm thường 1 góc khoảng 90 độ so với bề mặt của da.
  • Vị trí tiêm:
  • Tiêm bắp nông: Các bạn Điều dưỡng viên cần chọn vị trí cơ Delta, lượng thuốc không quá 1ml, không dùng tiêm thuốc dầu, không dùng cho cơ Delta chưa phát triển ( trẻ < 2 tuổi ).
  • Tiêm bắp sâu: Đùi ở giữa 1/3 mặt ngoài đùi, lượng thuốc tiêm không quá 3ml. Ở mông ¼ trên ngoài lấy mốc là gai chậu trước trên, lượng thuốc tiêm không quá 3 – 5 ml.


Tiêm bắp ( Intramuscular = IM )

  • Kỹ thuật tiêm bắp IM như sau:
  1. Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
  2. Bộc lộ vùng tiêm.
  3. Xác định vị trí tiêm.
  4. Mang găng tay sạch.
  5. Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5cm, theo hình xoắn ốc.
  6. Sát khuẩn tay lại.
  7. Đuổi hết bọt khí.
  8. Căng da, đâm kim 1 góc 90 độ so với bề mặt của da.
  9. Rút pittong kiểm tra không có máu, bơm thuốc chậm và quan sát nét mặt người bệnh.
  10. Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
  11. Đặt bông gòn khô lên nơi tiêm xoa nhẹ vùng tiêm.
  12. Tháo găng tay.
  13. Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người bệnh tiện nghi.
  14. Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.

Tiêm tĩnh mạch ( Intravenous = IV)

Đưa thuốc trực tiếp vào hệ thống mạch máu.

Tiêm tĩnh mạch ( Intravenous = IV)
Tiêm tĩnh mạch ( Intravenous = IV)

  • Kim: cỡ số 19 – 21G , dài khoảng 2,5 – 4 cm
  • Tiêm: thường 1 góc 30 – 40º so với bề mặt của da, tùy theo vị trí tĩnh mạch cần tiêm.
  • Vị trí tiêm: Các bạn Điều dưỡng viên cần tĩnh mạch ngoại biên. Ưu tiên chọn các tĩnh mạch phải to, rõ, ít di động, mềm mại, không gần khớp.
  • Kỹ thuật tiêm IV tĩnh mạch:
  1. Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích.
  2. Bộc lộ vùng tiêm.
  3. Xác định vị trí tiêm.
  4. Mang găng tay sạch.
  5. Buộc dây ga-ro cách nơi tiêm khoảng 5 – 10 cm
  6. Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài khoảng 5 cm, theo hình xoắn ốc.
  7. Sát khuẩn tay lại.
  8. Đuổi hết bọt khí.
  9. Để mặt vát của kim lên trên, căng da, đâm kim 1 góc 30 – 40º so
  10. với bề mặt của da qua da vào tĩnh mạch.
  11. Rút pít tông kiểm tra có máu, tháo bỏ dây ga-ro.
  12. Bơm thuốc chậm và quan sát nét mặt người bệnh.
  13. Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.
  14. Đặt bông gòn khô lên nơi tiêm.
  15. Tháo găng tay.
  16. Báo và giải thích cho người bệnh biết việc đã làm xong, giúp người bệnh tiện nghi.
  17. Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
  18. Dọn dẹp dụng cụ
  19. Trả phiếu thuốc về chỗ cũ hoặc bỏ vào ô giờ cho lần sau.
  20. Xử lý dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn.
  21. Những dụng cụ khác trả về chỗ cũ như bình phong che…
  22. Ghi hồ sơ:
  23. Ngày giờ tiêm thuốc.
  24. Tên thuốc, liều lượng, đường tiêm, vị trí tiêm.
  25. Phản ứng người bệnh nếu có.
  26. Họ tên người thực hiện.

Theo: Tin Tức Y Tế Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *