Home >> Kiến thức Y Dược >> Tổng hợp một số môn học trong ngành Dược hệ Cao đẳng

Tổng hợp một số môn học trong ngành Dược hệ Cao đẳng

Hiện nay, ngành Dược đang thu hút sự quan tâm và lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Vậy chuyên ngành Dược có những môn học gì? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này, hãy tham khảo thông tin dưới đây.

Tổng hợp một số môn học trong ngành Dược hệ Cao đẳng

Các môn học của sinh viên ngành Dược gồm những gì?

Giảng viên một số trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội nhận định: Các trường Cao đẳng Y Dược đã xây dựng chương trình giảng dạy với những môn học đại cương như Giáo dục chính trị, Pháp luật, và Giáo dục Quốc phòng – An ninh. Ngoài ra, Tiếng Anh cơ bản và Tin học cũng được tích hợp để hỗ trợ sinh viên trong tìm kiếm việc làm sau này.

Tiếp theo là những kiến thức nền tảng của các môn khoa học cơ bản và dược học cơ sở như Hoá sinh, Hoá vô cơ, Hoá hữu cơ, Sinh học và di truyền… Sinh viên ngành Dược cũng được trang bị kiến thức đầy đủ về quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể con người, bao gồm cả những phản ứng không mong muốn và tương tác của các loại thuốc, là những kiến thức mà sinh viên cần phải hiểu rõ và nắm vững.

Cuối cùng, không thể phớt lờ những môn chuyên ngành như Kinh tế Dược, Pháp chế Dược, Thực vật Dược liệu, Hoá sinh, Bào chế thuốc, Kiểm nghiệm thuốc, Quản lý tồn trữ thuốc, Dược lý học, …

Nội dung học của sinh viên năm nhất ngành Dược là gì?

Tương tự như sinh viên năm nhất ở các trường Đại học, sinh viên sẽ tham gia các môn đại cương. Đây là bước khởi đầu để chuẩn bị kiến thức cơ bản trước khi chuyển sang học nội dung khoa học và chuyên ngành.

Dưới đây là danh sách môn học của sinh viên năm nhất trong ngành Dược.

  1. Giáo dục chính trị: Môn này bao gồm các kiến thức về Chủ nghĩa Mác, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. Giáo dục thể chất: Giúp sinh viên rèn luyện thể chất và cải thiện sức khỏe, từ đó hỗ trợ quá trình học tập.
  3. Giáo dục quốc phòng: Sinh viên sẽ tiếp cận kiến thức cơ bản về chủ quyền dân tộc, vũ khí, và lịch sử hào hùng của dân tộc.
  4. Tiếng Anh cơ sở: Môn này được coi là yếu tố quan trọng và cần thiết, vì nhu cầu nhân lực trong thị trường lao động đòi hỏi khả năng giao tiếp Tiếng Anh, đặc biệt là trong lĩnh vực dược. Điều này mở ra cơ hội việc làm rộng lớn cho những Dược sĩ có kỹ năng ngoại ngữ tốt.
  5. Tin học: Môn này sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về máy tính, hỗ trợ khi họ bước vào thị trường lao động.

Sinh viên năm 2 học những môn gì?

Trong năm thứ hai, sinh viên sẽ tiếp cận nhóm kiến thức khoa học căn bản, đó sẽ là nền tảng cho các môn chuyên ngành. Cụ thể, sinh viên sẽ được học những bộ môn sau:

  1. Tiếng Anh Chuyên Ngành: Sinh viên sẽ học và tiếp thu từ vựng liên quan đến ngành Dược, kết hợp với cấu trúc ngữ pháp để nâng cao khả năng nghe, nói, đọc, và viết.
  2. Giải Phẫu – Sinh Lý: Sinh viên sẽ tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của sinh vật cũng như các bộ phận của chúng.
  3. Hoá Phân Tích: Nghiên cứu về các phương pháp xác định thành phần cấu tạo và hàm lượng các thành phần trong các mẫu khảo sát.
  4. Hoá Hữu Cơ: Hiểu về cấu trúc, tính chất, thành phần và phản ứng hóa học của hợp chất hữu cơ và vật liệu hữu cơ.
  5. Hoá Vô Cơ: Học cách phân loại các hợp chất dựa trên tính chất của chúng.
  6. Vi Sinh – Ký Sinh: Cung cấp kiến thức cơ bản về vi sinh và ký sinh trùng.
  7. Hoá Sinh: Học về các quá trình hóa học bên trong và liên quan đến sinh vật sống.
  8. Sinh Học và Di Truyền: Nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật.
  9. Bệnh Học: Tìm hiểu về các loại bệnh và biểu hiện của từng loại bệnh để có khả năng chẩn đoán chính xác.

Chương trình đào tạo ở năm thứ hai giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan và định hướng chung về ngành, tạo nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành một cách thuận lợi hơn trong năm cuối.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Dược 

Sinh viên năm cuối ngành Dược học những môn gì?

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM cho biết: Trong năm cuối này, sinh viên sẽ chuyển sang học các bộ môn chuyên ngành về Dược, đây là những kiến thức trọng tâm mang lại sự ứng dụng khi bước vào thực tế làm việc. Cụ thể, những môn học chuyên ngành đặc trưng bao gồm:

  1. Thực Vật Dược Liệu: Đào tạo và hướng dẫn sinh viên về kỹ năng liên quan đến dược học, phương pháp kiểm nghiệm dược liệu chính xác, và hiểu biết về tác dụng của các loại dược phẩm.
  2. Dược Lý (Quyển 1+2): Cung cấp kiến thức về tác dụng của thuốc và những vấn đề liên quan đến điều trị, giúp sinh viên có khả năng kê đơn một cách an toàn và hợp lý.
  3. Bào Chế Thuốc (Quyển 1+2): Học cách phân tích, bào chế, thiết kế thuốc mới, kiểm tra, và cải tiến quá trình bào chế.
  4. Dược Học Cổ Truyền: Đào tạo phương pháp điều chế thuốc theo y học cổ truyền.
  5. Hoá Dược: Nghiên cứu các hợp chất hóa học để khám phá thuốc mới, tinh chế thuốc hiện có và phát triển dược phẩm.
  6. Dược Liệu: Kiến thức về cây thuốc, vị thuốc từ thực vật và động vật, bao gồm thông tin như tên, đặc điểm, vùng phân bố, bộ phận sử dụng, thu hái, công dụng, cách sử dụng và bài thuốc, cũng như các dạng thuốc thông dụng được làm từ dược liệu.
  7. Kiểm Nghiệm: Cung cấp kiến thức về khảo sát các vấn đề trong đăng ký thuốc như thử độ ổn định, xây dựng và thẩm định tiêu chuẩn cơ sở, thử tương đương sinh học để đảm bảo chất lượng thuốc trước khi ra thị trường.
  8. Kinh Tế Dược: Hiểu rõ về quy chế quản lý dược, kinh tế trong ngành dược và kiến thức về nghiên cứu khoa học cũng như dược xã hội học.
  9. Pháp Chế Dược: Trang bị kiến thức cơ bản về hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước và các văn bản pháp quy chủ yếu liên quan đến hoạt động của ngành Dược.
  10. Ngành Dược Lâm Sàng: Đào tạo sinh viên trở thành dược sĩ có kỹ năng hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
  11. Quản Lý Tồn Trữ và Đảm Bảo Chất Lượng Thuốc: Sinh viên sẽ học các kỹ năng kiểm tra đánh giá nguyên liệu, sản phẩm thành phẩm, và chất lượng sản xuất thuốc theo các tiêu chuẩn và quy định cụ thể.

Thí sinh quan tâm học Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Xét nghiệm và Cao đẳng Vật lý trị liệu có thể tham khảo địa học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:

  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799821821 – 02166.296.296

Nguồn:  yhanoi.edu.vn

Check Also

Sinh viên được học gì khi lựa chọn khối Cao đẳng Y Dược

Sinh viên tham gia vào khối Cao đẳng Y Dược sẽ được trang bị kiến …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *