Thông tiểu là một quy trình trong Y khoa giúp đưa nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài qua đường niệu đạo. Vậy quy trình đặt ống thông tiểu ở nữ giới như thế nào?
Quy trình đặt ống thông tiểu ở nữ giới như thế nào?
Đặt ống thông tiểu nữ là gì?
Chuyên gia y tế tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Đặt ống thông tiểu nữ là quá trình sử dụng những ống nhỏ được thiết kế đặc biệt để hướng dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài thông qua đường niệu đạo nữ. Các loại ống này được thiết kế phù hợp với cấu trúc niệu đạo nữ và thường được áp dụng trong việc điều trị chứng bí tiểu. Có nhiều loại ống thông tiểu nữ phổ biến, bao gồm ống thông thẳng, ống ưa nước, hệ thống kín, và ống thông nhỏ. Trước khi thực hiện quá trình đặt ống thông tiểu nữ, bác sĩ sẽ tùy chọn loại ống phù hợp với cấu trúc cơ thể của bệnh nhân. Những ống này đến từ các loại với nhiều kích cỡ và chất liệu khác nhau như cao su, silicone, hoặc Teflon (dạng nhựa polyme), với đầu thẳng hoặc đầu cong nhẹ. Chiều dài của ống thông tiểu nữ thường nằm trong khoảng từ 12 đến 20cm và đường kính khoảng 0,33mm.
Khi nào cần thực hiện việc đặt ống thông tiểu nữ?
Cử nhân Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết: Quá trình đặt ống thông tiểu nữ thường được thực hiện đối với các bệnh nhân nữ trong các tình huống sau đây:
- Tiểu không tự chủ: Khi xuất hiện tình trạng rò rỉ nước tiểu hoặc không thể kiểm soát khi đi tiểu.
- Bí tiểu: Trong trường hợp không thể đi tiểu tự nhiên, dẫn đến việc nước tiểu tồn đọng quá nhiều trong bàng quang.
- Phẫu thuật bộ phận sinh dục: Sau các ca phẫu thuật liên quan đến bộ phận sinh dục.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý như đa xơ cứng, chấn thương tủy sống, người nằm một chỗ: Đặt ống thông tiểu nữ có thể là giải pháp hữu ích trong các trường hợp nặng nề, đặc biệt là đối với những người không thể tự đi tiểu.
Chỉ định và chống chỉ định khi đặt ống thông tiểu ở nữ:
- Chỉ định:
- Làm rỗng bàng quang trước và sau phẫu thuật.
- Ống dẫn nước tiểu bị hẹp hoặc tắc nghẽn.
- Sản phụ sinh con trong tình trạng giảm đau ngoài màng cứng.
- Đưa thuốc trực tiếp vào bàng quang trong điều trị ung thư hoặc các bệnh lý khác của bàng quang.
- Điều trị tiểu không kiểm soát không thể phẫu thuật.
- Chống chỉ định:
- Người bệnh bị nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Nghi ngờ chấn thương niệu đạo.
- Hẹp niệu đạo.
- Trong các trường hợp không thể đưa ống thông tiểu vào qua đường niệu đạo, bác sĩ có thể lựa chọn phương án đặt ống thông tiểu vào bàng quang qua xương mu.
Hướng dẫn cách đặt ống thông tiểu nữ
Các loại ống thông tiểu thường được sử dụng
- Ống thông tiểu đặt một lần: Trong những tình huống nhất định, người bệnh chỉ cần đặt ống thông tiểu một lần để thu thập nước tiểu. Ống thông tiểu nữ đặt một lần thường được áp dụng sau phẫu thuật hoặc sau khi sinh. Sau khi được khử trùng và bôi trơn, ống này được đưa vào bàng quang qua đường niệu đạo và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nó sẽ được rút ra.
- Ống thông tiểu liên tục: Một loại ống thông tiểu liên tục thường được sử dụng là ống Foley. Ống mềm, được làm từ nhựa hoặc cao su, được đưa vào bàng quang qua đường niệu đạo, đôi khi qua xương mu nếu niệu đạo bị tổn thương. Khi đưa ống vào bàng quang, một quả bóng nhỏ ở cuối ống được bơm lên để giữ ống ổn định trong bàng quang và ngăn chặn nó trượt ra khỏi cơ thể.
- Đặt thông tiểu sạch ngắt quãng: Trong trường hợp bàng quang thần kinh, việc đặt ống thông tiểu liên tục là cần thiết. Để tránh nhiễm khuẩn và hẹp niệu đạo do đặt thông tiểu kéo dài, bệnh nhân hoặc người chăm sóc sẽ tự thực hiện việc đặt ống thông tiểu nhiều lần trong ngày.
- Dẫn lưu bàng quang trên xương mu: Trong trường hợp niệu đạo bị tổn thương và không thể đưa ống thông tiểu vào qua đường niệu đạo, kỹ thuật dẫn lưu bàng quang trên xương mu được thực hiện thông qua phẫu thuật. Ống thông tiểu sẽ được đưa trực tiếp vào bàng quang, giúp kiểm soát tình trạng bí tiểu, tiểu không tự chủ, và rối loạn chức năng bàng quang.
Hướng dẫn cách đặt ống thông tiểu nữ
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM cho biết: Kỹ thuật đặt sonde tiểu nữ là một thủ thuật y tế và yêu cầu sự chuyên môn và kinh nghiệm từ các bác sĩ chuyên gia về tiết niệu. Mặc dù vậy, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sử dụng ống thông tiểu, người chăm sóc cũng có thể được hướng dẫn cách đặt ống thông tiểu nữ đúng kỹ thuật.
Quy trình thực hiện:
- Chuẩn bị bệnh nhân:
- Bệnh nhân nằm ngửa ở tư thế mổ sỏi, hông và đầu gối gập đứng, gót chân đặt trên giường, hông dạng ra thoải mái.
- Chuẩn bị dụng cụ:
- Bộ ống thông nước tiểu, gel bôi trơn tan trong nước, khăn sạch, nước ấm, gương phóng đại, túi đựng nước tiểu.
- Các bước thực hiện đặt thông tiểu nữ:
- Bước 1: Sử dụng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh để làm sạch bộ phận sinh dục bằng nước ấm, rửa tay sạch. Hoặc có thể sử dụng một chiếc khăn thấm nước ấm và vệ sinh vùng kín, rửa từ trước ra sau.
- Bước 2: Bôi trơn từ 6 – 8cm ở một đầu ống thông, đầu còn lại đặt vào bồn cầu, chậu rửa hoặc túi đựng nước tiểu.
- Bước 3: Vén rộng môi lớn, môi bé và âm hộ. Sử dụng gương phóng đại hoặc ngón tay trỏ để xác định niệu đạo (lối vào đường tiết niệu), đó là một lỗ nhỏ phía trên âm đạo.
- Bước 4: Đưa ống thông từ từ vào niệu đạo. Nếu có cảm giác đau nhói, rút ống và thử lại.
- Bước 5: Khi thấy nước tiểu bắt đầu chảy ra, dừng lại để ống thông rút hết nước từ bàng quang, đến khi nước tiểu ngừng chảy thì rút ống ra.
Nếu sử dụng ống thông tiểu ngắt quãng, sau mỗi lần sử dụng cần thay ống mới để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu và không nên tái sử dụng ống thông tiểu cũ hoặc sử dụng ống thông đặc hiệu dùng trong thông tiểu sạch ngắt quãng
Thông tin chỉ mang tính tham khảo, không áp dụng!
Tổng hợp bởi yhanoi.edu.vn