Home >> Kiến thức Y Dược >> GV Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa

GV Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa

Bệnh viêm ruột thừa cần được chẩn đoán sớm, giải quyết kịp thời giúp tránh biến chứng. Điều dưỡng viên ngoài chăm sóc tốt bệnh nhân còn phải lưu ý một số vấn đề gì?

Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ruột thừa

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội: Nguyễn Phương Lâm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ đến các Điều dưỡng viên về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh trên lâm sàng tại trang web yhanoi.edu.vn như sau:

Đầu tiên các bạn Điều dưỡng viên nhận định tình trạng bệnh nhân như sau:

Bệnh nhân trước mổ

  • Toàn thân: Người Điều dưỡng cần xem có hội chứng nhiễm trùng không?

Tinh thần tỉnh táo hay mệt mỏi? Vẻ mặt có hốc hác, môi có khô, lưỡi có bẩn không? Sốt nhẹ hay sốt cao? Nước tiểu có vàng không? Bạch cầu có tăng không?

  • Tại chỗ

+ Đau bụng: đau từ khi nào? đau ở vị trí nào? đau âm ỉ hay đau dữ dội? đau liên tục hay đau thành từng cơn?

+ Bệnh nhân có nôn hay không, trong trường hợp có thì nôn nhiều hay ít?

+ Hỏi bệnh nhân có bí trung tiện không?

  • Bệnh nhân có chán ăn, có đầy bụng không?
  • Bụng xẹp hay trướng?

Bệnh nhân sau mổ

Giảng viên Nguyễn Phương Lâm (giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chính quy – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) chia sẻ một số câu hỏi cần khai thác như sau:

  • Dấu hiệu sinh tồn: Điều dưỡng viên cần xem bệnh nhân có còn sốt, mạch có nhanh không?
  • Vết mổ: bệnh nhân có đau vết mổ không? xem vết mổ có bị chảy máu, có bị nhiễm khuẩn không? nhất là một số trường hợp mổ viêm ruột thừa cấp có biến chứng. Trong trường hợp vết mổ có nhiễm khuẩn thì thường ngày thứ 3 hoặc có thể thứ 4 bệnh nhân sẽ đau vết mổ.
  • Lưu thông tiêu hoá: bệnh nhân đã trung tiện chưa? có nôn không? có đau bụng không?
  • Dinh dưỡng: Các bạn cần quan tâm đến vấn đề bệnh nhân đã ăn được gì? ăn có ngon miệng không?
  • Tư tưởng, hoàn cảnh kinh tế gia đình bệnh nhân.

Một số vấn đề cần chăm sóc

  • Bệnh nhân sốt cao.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Nguy cơ chảy máu vết mổ.
  • Vệ sinh thân thể kém.
  • Nguy cơ đau đầu.
  • Bệnh nhân lo lắng về bệnh.

Thực hiện y lệnh theo đúng chỉ định

Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch

Tình trạng người bệnh trước mổ

  • Đối với trường hợp đang theo dõi viêm ruột thừa

+ Không được tự ý tiêm thuốc giảm đau.

+ Theo dõi mức độ đau xem có đau tăng lên không.

+ Theo dõi sốt: sốt có giảm đi hay sốt tăng lên.

+ Theo dõi số lượng bạch cầu.

+ Trong quá trình theo dõi, người điều dưỡng cần so sánh lần sau với lần trước để đánh giá sự tiến triển của bệnh.

+ Mục đích của việc theo dõi này là nhằm giúp thầy thuốc chẩn đoán bệnh.

  • Đối với trường hợp đã chẩn đoán là viêm ruột thừa cấp: chuẩn bị bệnh nhân mổ cấp cứu càng sớm càng tốt. Công việc chuẩn bị giống như chuẩn bị mổ cấp cứu nói chung.

Tình trạng người bệnh sau mổ

  • Đối với trường hợp mổ viêm ruột thừa cấp chưa có biến chứng
  • Tư thế nằm
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
  • Chăm sóc vết mổ : Trong trường hợp vết mổ tiến triển tốt thì Điều dưỡng Cao đẳng không cần thay băng hoặc có thể hai ngày thay băng một lần. Cắt chỉ sau 7 ngày.
  • Chăm sóc về dinh dưỡng
  • Chăm sóc vận động
  • Trường hợp mổ ruột thừa có biến chứng: thường do ruột thừa vỡ dẫn đến viêm phúc mạc.

+ Tư thế nằm của bệnh nhân : Khi bệnh nhân tỉnh cho nằm tư thế Fowler nghiêng về phía có đặt dẫn lưu để dịch thoát ra được dễ dàng.

+ Chăm sóc ống dẫn lưu

+ Chăm sóc vết mổ

+ Dinh dưỡng

  • Theo dõi biến chứng sau mổ của viêm ruột thừa và viêm phúc mạc ruột thừa

Xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh

+ Chảy máu trong ổ bụng: Các giảng viên Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ thông tin về chảy máu ổ bụng tại Kiến thức Y Dược như sau: do tuột động mạch treo ruột thừa, chảy máu từ một số chỗ bóc tách manh tràng ra khỏi thành bụng sau trong trường hợp cắt ruột thừa sau manh tràng, chảy máu từ mạch của mạc nối lớn. Bệnh nhân có hội chứng mất máu, trong trường hợp có ống dẫn lưu thì máu sẽ theo ống dẫn lưu ra ngoài. Tính chất của máu là màu hồng đôi khi có dây máu.

+ Chảy máu ở thành bụng: gây tụ máu ở thành bụng là nguy cơ nhiềm trùng vết mổ, toác vết mổ và thoát vị thành bụng sau mổ.

+ Viêm phúc mạc sau mổ:

  • Viêm phúc mạc khu trú
  • Viêm phúc mạc toàn thể

Giáo dục sức khoẻ bệnh nhân viêm ruột thừa

  • Giáo dục cho cộng đồng hiểu biết về viêm ruột thừa cấp để bệnh nhân có ý thức đến viện sớm khi có những dấu hiệu của bệnh.
  • Đối với bệnh nhân đã mổ viêm ruột thừa cấp, đặc biệt là viêm ruột thừa cấp đã có biến chứng viêm phúc mạc, phòng, chống biến chứng tắc ruột sau mổ:

+ Người bệnh cần tránh ăn nhiều chất xơ.

+ Người bệnh cần tránh gây rối loạn tiêu hoá.

+ Trong trường hợp đau bụng cơn + nôn đến viện khám lại.

Đánh giá kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa

Điều dưỡng viên lưu ý, việc chăm sóc được coi là có kết quả khi đạt kết quả với các thang đánh giá như sau:

  • Chuẩn bị tốt bệnh nhân trước mổ.
  • Sau mổ: bệnh nhân tiến triển tốt, không có nhiễm khuẩn vết mổ.
  • Sức khoẻ bệnh nhân nhanh hồi phục.

Trên đây là hướng dẫn cơ bản về việc xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa trên lâm sàng dựa vào kiến  thức Điều dưỡng cơ bản 1 – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur. Điều dưỡng viên cần tham vấn Giảng viên và Điều dưỡng trưởng trước khi áp dụng. 

Theo Kiến thức Y Dược học Hà Nội 2020 tổng hợp

Check Also

Sinh viên được học gì khi lựa chọn khối Cao đẳng Y Dược

Sinh viên tham gia vào khối Cao đẳng Y Dược sẽ được trang bị kiến …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *