Home >> Kiến thức Y Dược >> Điều dưỡng viên hướng dẫn nhận biết vết thương hở nhiễm trùng

Điều dưỡng viên hướng dẫn nhận biết vết thương hở nhiễm trùng

Các vết thương hở đều cần có cách xử lý thích hợp và tránh vấn đề nhiễm trùng vết thương hở.Trong bài viết sau, điều dưỡng viên hướng dẫn nhận biết vế thương hở nhiễm trùng.


Điều dưỡng viên hướng dẫn nhận biết vế thương hở nhiễm trùng

Vết thương hở cần làm gì?

Với một số vết thương do tình huống tai nạn lao động hoặc do vấn đề tai nạn sinh hoạt gây rách và chảy máu da, cùng với các tổn thương phần mềm. Ngay khi mà vết thương xuất hiện thì người bệnh đã có nguy cơ nhiễm một số loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác, Có thể nhìn thấy qua vết thương hở này các tác nhân sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể của người bệnh. Người bệnh cần phân loại vết thương đến bệnh viện sớm trước 6h được xem là vết thương hở sạch, vết thương mà đến sau 6h là vết thương hở có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều lần.

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chính quy thì đối với một số vết thương hở nhưng nông, vết nhỏ gọn, nhìn sạch thì có thể rửa bằng một số dung dịch sát khuẩn, sau đó băng kín vết thương. Xử lý một số vết thương phần mềm cần phải cầm máu kịp thời, tránh làm vết thương nhiễm khuẩn. Vết thương có dị vật cần phải rút ra nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh.

Với một số vết thương hở nhưng dài và sâu, có thể kèm theo dập nát tổ chức hay một số vết bẩn cần phải cắt lọc, cần tiến hành làm sạch, sát trùng vết thương hở, khâu phục hồi vết thương. Sau khi khâu cần phải điều trị kết hợp bằng kháng sinh trong 7 -10 ngày để tránh nhiễm trùng vết thương hở. Hầu hết một số vết thương có thể cắt chỉ sau khi khâu từ 10 – 14 ngày tùy vị trí. một số vết thương tại vùng mặt là vùng được tưới máu nhiều nên thường liền nhanh, có thể cắt chỉ chỉ sau 10 ngày.

Chia sẻ cách nhận biết nhiễm trùng vết thương hở

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ đến các bạn Điều dưỡng viên về cách nhận biết một số dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở bao gồm:

  • Vết thương hở chảy dịch màu vàng hoặc dịch xanh lá cây, có hoặc không kèm theo mùi hôi. Trường hợp mủ chảy ra có màu xanh lá cây và/hoặc có mùi khó chịu thì chắc chắn rằng đã bị nhiễm trùng.
  • Vết thương hở đau nhiều, có dấu hiệu bị sưng hoặc đỏ tấy.

Chia sẻ cách nhận biết nhiễm trùng vết thương hở

  • Vết thương hở thay đổi màu sắc hoặc kích thước so với vết thương ban đầu. Vùng bị đỏ của vết thương lan rộng khoảng 2 tới 3 mm quanh miệng vết thương là bình thường nhưng trường hợp lan rộng hơn nữa thì cần hết sức lưu ý.
  • Xuất hiện một số vệt đỏ trên da xung quanh vết thương hở của người bệnh.
  • Biểu hiện sốt
  • Cảm giác đau không giảm đi. Bình thường triệu chứng đau và sưng chỉ lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai và sau đó sẽ giảm dần.
  • Bệnh nhân có thể rất yếu ớt.

Bên cạnh đó, chia sẻ tại mục kiến thức y dược thì các Điều dưỡng viên cần đánh giá chính xác tình trạng vết thương để đưa ra các phương án xử trí ban đầu cho người bệnh giúp đảm bảo sức khỏe và giảm thiểu tối đa tình trạng bệnh lý của người bệnh, sau đó kết hợp với bác sĩ chuyên khoa để đưa ra phương án chăm sóc điều trị vết thương hở hiệu quả!

Thông tin trong bài viết tại website yhanoi.edu.vn chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn: yhanoi.edu.vn tổng hợp từ nguồn y tế BV Vinmec

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *