Home >> Kiến thức Y Dược >> Điều dưỡng viên hướng dẫn kỹ thuật nuôi ăn qua sonde

Điều dưỡng viên hướng dẫn kỹ thuật nuôi ăn qua sonde

Kỹ thuật nuôi ăn qua sonde giúp cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cân đối với tính trạng bệnh lý của người bệnh. Lượng thức ăn cần được đảm bảo theo đúng tỷ lệ năng lượng.


Kỹ thuật cho ăn qua sonde cần thực hiện đúng

Trường hợp nào được chỉ định áp dung kỹ thuật nuôi ăn qua sonde

  • Không an toàn khi nuôi đường miệng.
  • Ăn đường miệng kém dưới 60% nhu cầu trong hơn 10 ngày.
  • Nuôi dưỡng trong ICU trong vòng 24-48 giờ khi huyết động ổn định, chức năng tiêu hóa tốt.
  • Nuôi dưỡng trong ngoại khoa trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật trong các phẫu thuật lớn vùng đầu cổ, vùng bụng, đa chấn thương, chấn thương nặng.
  • Suy dinh dưỡng trước phẫu thuật

Chống chỉ định của kỹ thuật nuôi ăn qua sonde

  • Tắc ruột
  • Viêm tụy cấp nặng
  • Dò tiêu hóa cung lượng cao
  • Tiêu chảy hoặc nôn ói kéo dài
  • Đang xuất huyết tiêu hóa
  • Viêm ruột tiến triển
  • Huyết động học không ổn định

 Phương pháp nuôi dưỡng qua ống thông có những đường nuôi nào?

Đường nuôi ăn qua sonde được các bạn Điều dưỡng Cao đẳng áp dụng trong lâm sàng như sau:

Nuôi ăn qua mũi – dạ dày:

Nuôi ăn trong thời gian ngắn dưới 4 tuần, cho phép nuôi thức ăn có áp lực thẩm thấu cao, tốc độ áp dụng kỹ thuật nuôi ăn nhanh hơn và có thể dùng cách bơm thức ăn (bolus), nhỏ giọt từng đợt hoặc liên tục.


Kỹ thuật cho ăn qua sonde đường mũi

Nuôi ăn qua mũi – hỗng tràng:

  • Chỉ định: Thời gian áp dụng kỹ thuật nuôi ăn qua mũi – hỗng tràng ngắn 4-6 tuần, người bệnh có trào ngược dạ dày, chướng bụng nặng
  • Có thể đặt trực tiếp ống thông mũi hỗng tràng qua nội soi, kỹ thuật khó

Nuôi ăn qua mở dạ dày qua da:

  • Thời gian nuôi ăn > 4-6 tuần.
  • Chỉ định:
  • Rối loạn nuốt do thần kinh (Tai biến mạch máu não, bệnh thần kinh vận động, Parkinson, bại não).
  • Giảm nhận thức, trầm cảm: Sau chấn thương đầu
  • Tắc nghẽn nuốt cơ học: u vùng hầu họng, bệnh lý ruột sau xạ trị

Nuôi ăn qua mở hỗng tràng và dạ dày hỗng tràng qua da:

  • Sử dụng cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Nuôi ăn qua sonde sớm sau phẫu thuật.
  • Ồng thông hỗng tràng thường đặt qua dạ dày bằng kỹ thuật x quang.
  • Mở hỗng tràng qua dạ dày qua da qua nội soi ( PEGJs), đặt qua sau môn vị.
  • Người bệnh cắt dạ dày, có thể dùng phương pháp đặt trực tiếp ống thông hỗng tràng qua da qua nội soi.
  • Mở hỗng tràng bằng phẫu thuật thường đặt vào thời điểm phẫu thuật khác.

Phương pháp nuôi

Bơm từng đợt

  • Chỉ định: Lâm sàng ổn định, dạ dày còn chức năng
  • Người lớn, cử ăn bắt đầu từ 50-100ml, tăng 60 – 120ml mỗi 8-12 giờ, tối đa là 400ml/cử. Thời gian cho ăn 15-60 phút, khoảng cách cho ăn đều nhau, 3-8 lần /ngày.
  • Kiểu cho ăn này có thể sử dụng xylanh 60ml, có hoặc không có pít tông, nếu không có pít tông, sẽ cho thức ăn chảy theo trọng lực
  • Ưu điểm: thuận tiện, ít tốn kém
  • Nhược điểm: Kỹ thuật bolus có nguy cơ hít sặc cao, có thể gây đầy bụng, tiêu chảy, nếu bơm thức ăn vào tá tràng có thể gây hội chứng “dumping”, nên tránh.

Truyền nhỏ giọt từng đợt

  • Chỉ định: Khi không dung nạp với kiểu bolus.
  • Cho ăn tốc độ trung bình qua bơm nhỏ giọt hoặc nhỏ giọt theo trọng lực.
  • 200-300ml/ 30-60 phút, mỗi 4-6 giờ.
  • Khoảng cách giữa 2 lần cho ăn 4-6 giờ, tùy theo nhu cầu người bệnh
  • 30ml nước tráng ống trước và sau khi cho ăn.
  • Ưu điểm: Cho phép người bệnh vận động giữa các cử ăn, sinh lý hơn kiểu bolus, dung nạp tốt hơn bolus.


Kỹ thuật cho ăn qua sonde cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân

Truyền nhỏ giọt liên tục

  • Cho thức ăn qua đường tiêu hóa bằng pump hoặc theo trọng lực, thường cho ăn > 8-24 giờ /ngày
  • Chỉ định:
  • Bắt đầu cho ăn những người bệnh rất nặng
  • Cần tăng cường sự dung nạp
  • Chức năng dạ dày kém
  • Nuôi ăn qua ruột non
  • Không dung nạp kỹ thuật khác.
  • Nên chuyển qua cách cho ăn truyển nhỏ giọt từng đợt ngay khi có thể.
  • Không cho ăn liên tục về đêm ở người bệnh có nguy cơ hít sặc.
  • Ưu điểm: Ngăn ngừa được tiêu chảy và cải thiện sự dung nạp, tăng cường sự hấp thu chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ hít sặc.

Chăm sóc ống thông (sonde) trong kỹ thuật nuôi ăn

Trong quá trình thực hiện chăm sóc người bệnh được nuôi ăn qua sonde, Điều dưỡng viên cần chăm sóc ống thông như sau:

  • Tráng ống: 30-50ml nước chíntrước và sau cử ăn, cử uống thuốc
  • Xử lý tắc ống: 10.000IU amylase, 840mg NaHCO3
  • Đổi ống:
  1. Ống thông mũi dạ dày: Polyurethane: 4-6 tuần
  2. PVC: 7-10 ngày
  3. Mở dạ dày: Không đổi trước 6 tuần

Bài viết được các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ về một số lưu ý và cách thực hiện kỹ thuật nuôi ăn qua ống thông (sonde) với các vị trí đường nuôi khác nhau. Điều dưỡng Cao đẳng khi thực tập trên lâm sàng cần học hỏi, ghi chép và rèn luyện thực hành nhiều hơn.

Nguồn: Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ kỹ thuật điều dưỡng cơ bản!

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như thế nào?

Đau thần kinh tọa, hay còn gọi là đau dây thần kinh tọa, là một …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *