Home >> Kiến thức Y Dược >> Chăm sóc bệnh nhân say nắng, say nóng

Chăm sóc bệnh nhân say nắng, say nóng

Thời tiết ngày hè oi nóng, làm việc trong môi trường nóng và nhiệt độ cao là các nguyên nhân chính gây tình trạng say nắng, say nóng hiện nay. Điều dưỡng cần làm gì khi gặp người bệnh say nắng, say nóng?

Cần làm gì khi bị say nắng?

Say nắng là gì?

Say nắng là tình trạng mất nước cấp kèm theo rối loạn điều hoà thân nhiệt nặng do chịu tác dụng của ánh nắng mặt trời gay gắt.

Dấu hiệu của bệnh nhân bị say nắng

Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết người bệnh bị say nắng như sau:

  • Bệnh nặng ngay từ đầu.
  • Thân nhiệt tăng rất cao 430C – 440
  • Xuất hiện nhiều dấu hiệu thần kinh như hôn mê, co giật, có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
  • Tình trạng bệnh nhân thường rất nặng, có thể tử vong.

Xử trí và chăm sóc bệnh nhân bị say nắng

Điều dưỡng viên nhanh chống hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và thực hiện càng sớm càng tốt:

+ Để bệnh nhân nơi thoáng, mát, cởi bớt quần áo, cho uống nước.

+ Chườm lạnh toàn thân bằng nước đá, riêng ở đầu thì chườm vùng trán và gáy, chú ý thay khăn lạnh.

+ Có thể tưới nước lạnh vào bệnh nhân nhân nhưng không để nước vào mũi, miệng. Hoặc nhúng bệnh nhân vào bể nước lạnh nếu có.

+ Theo dõi thân nhiệt cho đến khi nhiệt độ ở trực tràng xuống đến 380C thì để bệnh nhân nằm chỗ mát.

+ Có thể cho uống thuốc hạ nhiệt.

  • Trường hợp có hôn mê, co giật:

+ Xử trí như một trường hợp hôn mê, co giật.

+ Hút đờm dãi, đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo.

+ Tiêm valium, aminazin… theo chỉ định của thầy thuốc.

  • Chống toan máu, chống sốc bằng truyền một số dung dịch theo y lệnh của bác sỹ.
  • Có kế hoạch theo dõi sát một số dấu hiệu sinh tồn.

Xử trí bệnh nhân sốc nóng

Say nóng là gì?

Bác sĩ Anh Tú (giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Y DượcTrường Cao đẳng Y dược Pasteur) cho biết: Say nóng là tình trạng mất nước toàn thể cấp, kèm theo rối loạn điều hoà thân nhiệt có thể rối loạn vận mạch do khả năng điều nhiệt của cơ thể bệnh nhân không thích ứng được khi gặp sức nóng. Say nóng có thể xảy ra ở ngoài trời nóng, trong hầm lò, trong nhà, toa xe, buồng bệnh…

Dấu hiệu say nóng ở người bệnh

Mọi người cần cập nhật kiến thức y học giúp sớm nhận dạng các triệu chứng của người bệnh bị say nóng, giúp kịp thời sơ cứu như sau:

  • Trẻ sơ sinh nếu bị say nóng sẽ xuất hiện tình trạng mất nước toàn thể cấp, nhanh chóng dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong.
  • Trẻ lớn và người lớn một số dấu hiệu nặng dần nếu không được xử trí hoặc xử trí không đúng phương pháp gồm:

+ Vã mồ hôi, đau bụng, nôn mửa.

+ Hoa mắt, chóng mặt, nhợt nhạt, ngất lịm.

+ Mạch nhanh, tiểu ít, chuột rút.

+ Sốt cao có khi đến 42 – 440C.

+ Da và niêm mạc khô, truỵ mạch.

+ Li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng cuối cùng là hôn mê co giật.

Xử trí và chăm sóc người bệnh say nóng

  • Thể nhẹ: để bệnh nhân nằm nơi thoáng mát, nới bớt quần áo, uống nước, chườm lạnh.
  • Thể nặng: xử trí như say nắng.

Tình trạng say nóng cần được xử trí kịp thời

Điều trị tích cực các trường hợp say nắng, say nóng như thế nào?

Ngoài bệnh viện

Làm mát ngay tức thì và hỗ trợ suy chức năng cơ quan.

Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển đến nơi bóng râm, lên xe mát hay nhà lạnh.

Làm mát tức thì bằng bất kỳ phương tiện gì sẵn có nhưng chuyển ngay vào viện nếu nghi ngờ sốc nhiệt:

  • Áp nước ấm trên bệnh nhân nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi.
  • Áp gói nước đá lên người bn vùng cổ, nách, bẹn.
  • Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hoà hoặc mở cửa sổ.
  • Tất cả bệnh nhân sốc nhiệt đều phải cho vào viện để được Điều dưỡng chăm sóc và được bác sĩ điều trị theo dõi tích cực

Biến chứng của say nắng và say nóng

  • Sốc nhiệt có thể gây biến chứng cho tất cả một số cơ quan trừ tuỵ.
  • Tụt huyết áp, phù phổi, suy thận, rối loạn điện giải, rối loạn đông máu, co giật, suy gan.

Phòng ngừa say nắng và say nóng

Mặc quần áo thoáng, dễ bay hơi nước, không hấp thụ nhiệt, hạn chế làm việc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, uống đủ nước và điện giải.

Nguồn: Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp

Check Also

Chế độ ăn FODMAP cho người bị hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ ăn FODMAP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe được thiết kế …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *