Home >> Kiến thức Y Dược >> Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh bạch hầu

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh bạch hầu

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm nói chung và bệnh bạch hầu nói riêng, cần được thực hiện cẩn thận và chính xác. Giảm tối đa nguy cơ lây chéo dịch bệnh.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh bạch hầu

Chăm sóc cơ bản bệnh nhân bệnh bạch hầu

Nhân viên Ngành Y cho bệnh nhân nghi ngơi:

+ Nghỉ ngơi tuyệt đối và cách li từ 2 – 3 tuần. Nghỉ ngơi rất quan trọng, nhất là các trường hợp có biến chứng viêm cơ tim.

  • Ăn uống và vệ sinh cá nhân:

+ Vệ sinh răng miệng.

+ Vệ sinh mắt, tai, mũi.

+ Vệ sinh da và xoay trở ngừa loét.

+ Tẩy uế các chất bài tiết của bệnh nhân đúng quy cách.

  • Nuôi dưỡng:

+ Cho ăn thức ăn sệt ở người liệt vòm hầu để tránh sặc. Nặng: Có biến chứng liệt vòm hầu, hầu họng cho ăn qua ống thông dạ dày và truyền dịch ưu trương.

+ Đảm bảo ăn đủ năng lượng.

+ Chuẩn bị các dụng cụ y tế: Mở khí quản, ống thông dạ dày…

Điều dưỡng viên bảo đảm thông khí cho bệnh nhân bệnh bạch hầu

  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, an toàn. Để cơ hoành hạ thấp, lồng ngực giãn nở.
  • Người khó thở: Cho nằm đầu cao, cho thở oxy.
  • Chuẩn bị dụng cụ, thuốc để phụ giúp bác sĩ mở khí quản.
  • Theo dõi sát nhịp thở và tình trạng thần kinh, tình trạng tăng tiết, sự tím da môi và đầu ngón.
  • Hút đờm dãi.

Điều dưỡng viên theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân bệnh bạch hầu

Theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng  – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  thì Điều dưỡng viên cần tuỳ tình trạng người bệnh mà theo dõi mạch, huyết áp. nhiệt độ, nhịp thở 30 phút/1 lần, lgiờ/lần, 3 giờ/lần.

Theo dõi và ngừa biến chứng bạch hầu gây ra

  • Biến chứng tim mạch. Do độc tố vi khuẩn gây tổn thương.
  • Biến chứng thần kinh.
  • Biến chứng thận.

Điều dưỡng viên thực hiện y lệnh của bác sĩ

  • Truyền dịch.
  • Dùng kháng sinh.
  • Làm các xét nghiệm.
  • Giúp bác sĩ mở khí quản: Mở khí quản trong bạch hầu thanh quản có khó thở độ II, khi khó thở độ III nếu có mở khí quản cũng rất dễ tử vong.

Điều dưỡng viên thực hiện y lệnh của bác sĩ

+ Hút đờm dãi thường xuyên.

+ Cho bệnh nhân thở oxy qua mở khí quản.

+ Chăm sóc mở khí quản với kỹ thuật vô trùng.

+ Thời gian đặt ống mở khí quản tối thiểu là 3 – 4 ngày, tốt nhất là 7 – 10 ngày. Sau khi rút ống cần theo dõi biến chứng hẹp khí quản và chăm sóc chỗ mở khí quản như một vết thương.

  • Trung hoà độc tố bạch hầu bằng kháng độc tố.
  • SAD là loại thuốc đặc trị chưa có gì thay thế được. Nên dùng SAD thật sớm, ngay khi có chẩn đoán lâm sàng. Dùng SAD sau 48 giờ hiệu quả rất thấp.
  • Điều dưỡng viên chú ý làm test da trước khi tiêm.

Giáo dục sức khỏe bệnh nhân bệnh bạch hầu

Ngay từ khi bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu mới vào, nhân viên y tế Cao đẳng Điều dưỡng (Điều dưỡng viên) phải hướng dẫn nội quy khoa, phòng cho bệnh nhân và gia đình của người bệnh, cách ly trẻ bị bệnh tại bệnh viên. Giáo dục người nhà của bệnh nhân biết theo dõi sát bệnh nhân và khám họng khi trẻ bị bệnh. Nếu bệnh nhân xuất viện < 30 ngày cần căn dặn:

+ Hạn chế hoạt động mạnh và không đi lại sớm.

+ Phải phết họng 2 lần (-) cách nhau 2 tuần mới cho ra viện.

  • Bạch hầu có thể phòng bệnh dễ dàng.
  • Tiêm chủng cho trẻ bằng vắc – xin DPT.


Giáo dục sức khỏe bệnh nhân bệnh bạch hầu

+ Mũi 1: Cho trẻ 2 – 3 tháng, tiêm bắp 0,5ml.

+ Mũi 2: Cho trẻ 3 – 4 tháng, tiêm bắp 0,5ml.

+ Mũi 3: Cho trẻ 4 – 5 tháng, tiêm bắp 0,5ml.

Nguồn: 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Được Kiến thức Y học Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  tổng hợp

Check Also

Sinh viên được học gì khi lựa chọn khối Cao đẳng Y Dược

Sinh viên tham gia vào khối Cao đẳng Y Dược sẽ được trang bị kiến …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *