Điều dưỡng viên trước khi chăm bệnh nhân viêm phổi cần lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh dựa trên kiến thức lâm sàng đã được đào tạo. Vậy quy trình lập kế hoạch ra sao?
- Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Covid-19
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Covid-19 có thở máy, không sốc
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh bạch hầu
Người bệnh viêm phổi có thể xuất hiện sốt cao
Nắm bắt tình trạng của người bệnh
Trước khi lên kế hoạch chăm sóc chi tiết, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, Điều dưỡng viên cần tìm hiểu kỹ tình trạng sức khỏe của người bệnh từ đó có định hướng kế hoạch chăm sóc người bệnh phù hợp. Có thể tìm hiểu bằng cách như sau:
Hỏi người bệnh một số câu hỏi như
- Có bị bệnh về đường hô hấp nào trước đó chưa
- Có đang dùng loại thuốc nào không
- Có thói quen uống bia rượu và hút thuốc lá không
Kiểm tra sức khỏe của người bệnh để đánh giá một số dấu hiệu viêm phổi
- Mức độ ho, có sốt cao không
- Đặc điểm của đờm, màu, đặc hay loãng, có máu không, số lượng nhiều hay ít
- Đau tức vùng ngực có kèm khó thở không
- Có bị rét run, ớn lạnh kéo dài không
- Tình trạng ăn uống như thế nào
- Có bị mệt mỏi không
- Đếm mạch, đo huyết áp để xem có bất thường không
- Theo dõi một số kết quả xét nghiệm
Xác định nguyên nhân gây bệnh
Theo Kiến thức Y học thì hiện nay trên lâm sàng đang có 2 nguyên nhân chính gây viêm phổi bao gồm:
- Tụ cầu, liên cầu
- Phế cầu khuẩn Gram (+)
Những yếu tố khác làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm phổi bao gồm
- Trời lạnh, nhiệt độ thấp
- Đường hô hấp tăng tiết dịch nhầy
- Người hút thuốc lá thường xuyên
- Người nằm lâu ngày do chấn thương hoặc phẫu thuật…
- Người uống nhiều rượu bia
- Viêm đường hô hấp trên
- Người già, người bị suy giảm miễn dịch
Thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm phổi
Khơi thông đường thở
Sự tăng tiết dịch ở đường thở thường làm cản trở quá trình trao đổi khí của cơ thể dẫn đến viêm nhiễm đường thở đồng thời làm nặng thêm triệu chứng viêm phổi. Người chăm sóc người bệnh cần thực hiện một số biện pháp khai thông đường thở bao gồm:
Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước hàng ngày. Điều này sẽ làm loãng đờm và dễ dàng loại bỏ khỏi đường thở. Ngoài ra uống nhiều nước cũng giúp bù nước cho người bệnh bị mất đi do sốt, thở gấp. Người bệnh có thể uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả
Người bệnh viêm phổi cần được chăm sóc
Tăng nhiệt độ và độ ẩm trong phòng để làm loãng đờm. Người bệnh cần đeo khẩu trang y tế, hít thở bằng mũi, tránh thở bằng mồm vì dễ bị khô họng
- Chỉ dẫn người bệnh ho đúng cách
- Khi ho cần ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước
- Hít qua mũi thật chậm và thở ra qua môi khép kín
- Đầu gối và hông gập xuống để bụng thỏa mái hơi, tránh căng bụng mỗi khi ho
- Mỗi lần thở ra ho 2 lần và co cơ bụng
- Dẫn lưu đờm trong khi vỗ rung lồng ngực để tống đờm ra dễ dàng hơn. Nếu người bệnh sức khỏe yếu, không thể ho ra đờm thì cần dùng thiết bị hút đờm và rãi cho người bệnh
- Thở oxy nếu cần thiết
- Dùng thuốc kháng sinh và thuốc tiêu đờm theo chỉ định
Bù nước
Để chống mất nước do sốt, thở gấp thì người bệnh cần uống nhiều nước trong ngày (khoảng 2,5 lít). Người bệnh có thể uống nước lọc, sữa, nước hoa quả, súp, canh… Ngoài ra có thể truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ
Bổ sung năng lượng
Để tránh tiêu hao quá nhiều năng lượng, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi trên giường, thay đổi tư thế thường xuyên. Dùng thuốc giảm ho, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Chỉ dẫn người bệnh tự chăm sóc sức khỏe tại nhà
- Cần tăng cường vận động sau khi người bệnh đã hết sốt. Một số bài tập thở, tập ho là cần thiết để người bệnh cảm thấy thỏa mái hơn
- Hẹn người bệnh tái khám để kiểm tra tình trạng tiến triển của bệnh
- Khuyên người bệnh bỏ rượu, bỏ thuốc lá
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột
- Không làm việc hoặc hoạt động quá sức
- Chú ý chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Khuyến cáo người bệnh tiêm phòng đầy đủ
Đánh giá kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm phổi như thế nào?
Đánh giá kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm phổi
Sau khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm phổi và thực hiện tại bệnh viện thì điều dưỡng viên cần theo dõi sức khỏe người bệnh để đánh giá hiệu quả của kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm phổi. Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ một số nội dung cần được đánh giá bao gồm:
- Hình chụp xquang
- Mức độ tím tái
- Nhịp thở
- Đặc điểm của đờm
- Huyết áp, nhiệt độ, mạch
- Kiểm tra việc tuân thủ theo chỉ dẫn của người bệnh
Kết quả cần đạt của kế hoạch chăm sóc người bệnh bị viêm phổi
- Người bệnh không còn khó thở
- Tình trạng tím tái không còn
- Tình trạng ổn định bao gồm nhiệt độ, mạch, huyết áp
- Đờm ít dần và hết hẳn
- Người bệnh có thể ăn và tăng cân
- Một số triệu chứng trên xquang được cải thiện và kết quả xét nghiệm tốt dần lên
- Người bệnh tuân thủ nghiêm túc theo lời khuyên và chỉ dẫn của bác sĩ và điều dưỡng viên để tự chăm sóc sức khỏe của mình
Trên đây là các nội dung về quy trình chăm sóc người bệnh bị viêm phổi, được chia sẻ bởi các giảng viên Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur. Thông tin chỉ mang tính chất giáo dục, không nên áp dụng thực tiễn khi chưa có tham vấn từ giảng viên chuyên môn!
Nguồn: Cao đẳng Y dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ Kiến thức điều dưỡng cơ bản!