Home >> Kiến thức Y Dược >> Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn kỹ thuật rửa tay ngoại khoa

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng hướng dẫn kỹ thuật rửa tay ngoại khoa

Rửa tay ngoại khoa được áp dụng cho phẫu thuật viên và người phụ mổ trước khi tiến hành phẫu thuật. Vậy kỹ thuật rửa tay ngoại khoa cần thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật rửa tay ngoại khoa

Rửa tay ngoại khoa là gì?

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì rửa tay ngoại khoa là kỹ thuật được áp dụng bắt buộc cho những thành viên khi bước vào phòng mổ. Khi rửa tay các bạn cần lưu ý các vấn đề như là:

  • Trước khi rửa tay, tất cả đồ trang sức trên tay phải được tháo ra và móng tay đã được cắt ngắn.
  • Những điều dưỡng viên có viêm nhiễm ở tay, vết thương mở hay các vết xước hay bị viêm đường hô hấp không được tham gia vào đội phẫu thuật.
  • Trong khi đánh tay, các chà xát nhẹ cũng đã có thể loại được vi khuẩn, nếu chải mạnh quá có thể làm tổn thương lớp biểu bì, từ đó các vi khuẩn ở lớp dưới da sẽ xuất hiện.
  • Đánh rửa tay có thể bắt đầu từ các ngón tay của hai bàn tay trước rồi lần lượt đến kẽ các ngón tay, lòng và mu bàn tay sau đó đến cánh tay của hai tay.
  • Đánh tay hai lần bằng hai bàn chải khác nhau. Ngoài ra thì các Điều dưỡng viên cũng có thể đánh kỹ từng tay riêng rẽ theo thứ tự trên và mỗi tay đánh bằng một bàn chải riêng. 

Giảng viên cũng chia sẻ, sinh viên theo học Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ được thực hành tại các phòng chức năng cũng như các chuyên khoa tại các bệnh viện trong đó có khoa Ngoại!

Mục đích của kỹ thuật rửa tay ngoại khoa trong lâm sàng

  • Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai và thường trú trên bàn tay.
  • Đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
  • Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Rửa tay có thế thực hiện được với điều kiện:
  • Các dung dịch rửa tay có chất diệt khuẩn, cồn 70° hoặc clohexidin 0,5%.
  • Bồn rửa tay sâu có vòi nước chảy, có cần gạt bằng tay hoặc bàng chân. Có vòi đủ cao để tay và cánh tay không bị chạm trong quá trình rửa.
  • Nước rửa tay phải sạch và ấm.
  • Khăn lau tay vô khuẩn.
  • Bàn chải đánh tay vô khuẩn.

Kỹ thuật rửa tay ngoại khoa trong lâm sàng

Quy trình kỹ thuật rửa tay ngoại khoa

Giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur hướng dẫn 17 bước cơ bản được hướng dẫn trong kỹ thuật điều dưỡng ngoại khoa như sau:

  1. Kiểm tra quy định thời gian rửa tay

Đọc hướng dẫn của nhà sàn xuất dung dịch rừa tay về sự cẩn thiết của rữa tay.

  1. Chuẩn bị phương tiện

Nước sạch, ấm, dung dịch rửa tay có chất sát khuẩn, khăn lau tay vô khuẩn, bàn chài rửa tay vô khuẩn.

  1. Chuẩn bị người điều dưỡng
  • Tháo đồ trang sức ở tay.
  • Cắt móng tay nếu dài.
  • Xắn tay áo lên quá khuỷu tay.
  • Đội mũ, mang khẩu trang.
  1. Làm ướt tay
  • Mở nứớc bằng khuỷu tay hoặc chân.
  • Làm ướt tay lên quá khuỷu 5 cm.
  • Bàn tay luôn cao hơn cánh tay.
  1. Làm sạch tay          
  • Lấy khoảng 5ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay.
  • Rửa tay như rửa tay thường quy nhưng lên quá khuỷu tay 5 cm.
  1. Làm sạch xà phòng
  • Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước chảy.
  • Bàn tay và cánh tay hướng lên trên.
  1. Lấy bàn chải đánh tay

Làm ướt bàn chài và lấy dung dịch rửa tay vào bàn chài.

  1. Lam sạch các đấu ngón tay

Dùng bán chài đánh các đầu ngón tay.

  1. Làm sạch các kẽ /cạnh ngón tay

Đánh bắt đầu từ cạnh ngoài ngón cái đến lẩn lượt các ngón tay kia rồi tiếp tục từ cạnh ngoài của ngón út lần lượt đến các ngón kia, kết thúc ở cạnh trong ngón cái.

  1. Làm sạch lòng bàn tay

Cầm bàn chải đánh lòng bàn tay.

  1. Làm sạch mu bàn tay

Cấm bàn chải này đánh mu bàn tay.

  1. Làm sạch cánh tay

Đánh cổ tay, cánh tay lên quá khuỷu tay 5 cm Nên chia cánh tay thành 3 vùng và đánh mỗi vùng 10 lần.

  1. Đánh tay còn lại

Dùng bàn chải khác đánh tay còn lại như tay kia, đánh tay từ nơi cần ưu tiên nhất (bàn tay) đến vùng xa hơn (cánh tay).

  1. Làm sach xà phòng

Bỏ bàn chải, mờ nước bằng khuỷu tay hoăc chân, rửa sạch xà phòng dưới vòi nước chảy, bàn tay luôn nâng cao.

  1. Làm khô tay

Khoá vòi nước bằng khuỷu tay/ chân.

Lau khô tay bằng khăn võ khuẩn, lau từ hai bàn tay trước đến cánh tay, Bỏ khăn vào nơi quy định.

  1. Sát khuẩn tay

Để hai tay ngang tầm mắt, bàn tay hướng lên trên. Một người giúp dội cồn 70° vào bàn tay. Hoặc có thể ngâm tay vào chậu cồn.

  1. Làm khô tay

Hai tay để cao phía trước ngực, để tay tự khô. 

Thông tin mang tính giáo dục, khi Điều dưỡng viên muốn áp dụng trên lâm sàng cần hỏi ý kiến của giáo viên hoặc điều dưỡng trưởng.

Nguồn: Điều Dưỡng Ngoại khoa

Y Hà Nội 2020 tổng hợp

Check Also

Nam giới học Cao đẳng Y Dược nên học chuyên ngành nào?

Nam giới học Cao đẳng Y Dược thuộc lĩnh vực y tế và chăm sóc …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *