Home >> Kiến thức Y Dược >> Dược sĩ Cao đẳng Dược giới thiệu về dược liệu Mé tré ba trong Đông Y

Dược sĩ Cao đẳng Dược giới thiệu về dược liệu Mé tré ba trong Đông Y

Cây Mé tré được sử dụng khá nhiều bài thuốc chữa một số biểu hiện đau bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu. Trong bài chia sẻ sau, các dược sĩ Cao đẳng Dược sẽ thông tin thêm đến bạn đọc về loại dược liệu này.


Dược sĩ Cao đẳng Dược giới thiệu về dược liệu Mé tré ba trong Đông Y

Giới thiệu cơ bản về cây Mé tré ba

Theo các Dược sĩ văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược thì loại cây Mé tré ba còn có một vài tên khác Amomum villosum Lour.

Cây mọc phổ biến ở miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, thường sẽ được khai thác với tên Mé tré ba. Thường mọc hoang ở một số miền rừng núi ẩm thấp, có khi được trồng và thu hoạch bởi một số người dân địa phương. Thậm chí hiện nay, còn xuất hiện nhiều dự án trồng cây Mé tré ba nhằm phát triển dược liệu này.

Dược sĩ Cao đẳng Dược Pasteur chia sẻ công năng tuyệt vời của cây Mé tré ba

Trước khi tìm hiểu cây Mé tré ba có công dụng gì, chúng ta cần hiểu về thành phần của cây.

Về thành phần hóa học, cây Mé tré ba có chứa Saponin và khoảng 2  tới 3 % tinh dầu, bao gồm một số loại: Camphor, Borneol Bornyl Acetate, Linalool, Nerolidol, Limonene.

Một số loại tinh dầu có trong hạt cây Mé tré ba bao gồm: D đến camphor, D đến borneol, D đến bornyl acetate, D đến limonene, ( đến pinen, phellandrene, para methoxy ethyl cinnamate, nerolidol, linalol).

Theo một số nghiên cứu về công dụng của Mé tré ba, nước sắc Mé tré ba với nồng độ thấp có công dụng hưng phấn đối với ruột chuột lang cô lập nhưng với nồng độ cao lại có công dụng ức chế. Qua kết quả thực nghiệm thấy 3 loại Mé tré ba tỉnh Phúc Kiến thường sử dụng súc sa, xuân sa và hoa sơn khương đều có công dụng làm giảm tính hưng phấn co thắt của ruột, cũng giải thích được tác dụng hành khí tiêu đầy, chống co thắt, làm giảm đau.

Công dụng kháng khuẩn: tinh dầu Mé tré ba có công dụng diệt lỵ amip.

Quả Mé tré ba là một khối hạt hình bầu dục hay hình trứng dài khoảng 0,8  đến  1,5cm, đường kính 0,6  đến  1 cm, màu nâu nhạt hay nâu sẫm có 3 vách ngăn, mỗi ngăn chứa 7 tới 16 hạt. Hạt có áo trắng mờ. Hạt cứng, nâu sẫm, hình khối đa diện và nhăn nheo, mùi thơm, vị cay.


Công năng tuyệt vời của cây Mé tré ba

  • Tính vị: Vị cay tính ôn và có mùi thơm
  • Quy kinh: Quy kinh Tỳ vị
  • Tác dụng: Mé tré ba có tác dụng hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Chủ trị một số chứng: Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an và ác trớ (nôn do thai nghén).
  • Lý khí hóa thấp: Dùng chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả hoặc đại tiện ra máu hay ăn uống không tiêu. Phối hợp với vân mộc hương, nam mộc hương, hoắc hương.
  • Trừ phong thấp, giảm đau: Dùng trong trường hợp chân tay, mình mẩy đau nhức, đau xương hoặc đau cơ bắp, đau dây thần kinh liên sườn, đau gáy… sử dụng Mé tré ba với một vài dược liệu khác, chẳng hạn như thiên niên kiện, địa liền… ngâm với rượu uống hoặc xoa bóp, còn sử dụng chữa đau răng, viêm lợi.
  • An thai: Dùng trong trường hợp thai động bất an, hoặc có xuất huyết, phối hợp với tang ký sinh, tục đoạn, ngải cứu (sao giấm) trư ma căn.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo! Người đọc không tự ý áp dụng vào đời sống!

Nguồn: tổng hợp bởi yhanoi.edu.vn

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Check Also

Nam giới học Cao đẳng Y Dược nên học chuyên ngành nào?

Nam giới học Cao đẳng Y Dược thuộc lĩnh vực y tế và chăm sóc …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *